DI SẢN VĂN HÓA: Điệu Chầu văn quê mình

Tổng hợpThứ Năm, 15/07/2010 09:18:00 +07:00

Có thể bây giờ, chầu văn không còn được phổ biến, nhưng chắc chắn trong trái tim người dân Thành Nam những làn điệu chầu văn đã thấm sâu vào máu thịt mỗi người.

Phát sóng vào 20h30 thứ Ba ngày 6/7/2010 trên kênh VTC10

 

Hát văn hay còn gọi là hát chầu văn. Chầu văn là loại hình ca nhạc chuyên sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng ở các đền miếu xưa, đặc biệt là khi ngồi đồng. Nhạc cụ dùng trong hát văn gồm đàn Nguyệt, trống đế, thanh la và phách. Người ca sĩ được gọi là cung văn, thông thường là người vừa hát giỏi, vừa biết nhiều làn điệu, vừa biết chơi nhạc cụ. Hát văn là một hình thức hát thờ, hát trong khi ngồi đồng nên các làn điệu và lối hát cũng phụ thuộc vào cuộc lên đồng.

Có thể bây giờ, chầu văn không còn được phổ biến, nhưng chắc chắn trong trái tim mỗi người dân Thành Nam nói chung và những người Nam Định xa quê nói riêng, sẽ không thể không xốn xang lòng mỗi khi nghe câu hát chầu văn. Với mong muốn mang lại những thông tin về loại hình ca nhạc này đến đông đảo người xem, Di sản Văn hóa kỳ này mời khán giả đến với Thành Nam, miền quê của Chầu văn để cùng tĩnh tâm nghe tiếng la, tiếng phách, tiếng Nguyệt... và yêu hơn những làn điệu dân tộc.
Bình luận
vtcnews.vn