Đề xuất phương án diệt rùa tai đỏ để bảo vệ hồ Gươm

Thời sựThứ Hai, 03/01/2011 12:03:00 +07:00

(VTC News) - Phương án mà Sở KHCN trình UBND Hà Nội là sẽ dùng lồng nhử thức ăn hoặc bè để nhử rùa tai đỏ lên sưởi nắng, từ đó gom bắt loại động vật này.

(VTC News) - Phương án mà Sở KHCN trình UBND Hà Nội là sẽ dùng lồng nhử thức ăn hoặc bè để nhử rùa tai đỏ lên sưởi nắng, từ đó gom bắt loại động vật này.

Liên quan đến việc cải tạo môi trường sống ở khu vực hồ Gươm đảm bảo sức khỏe cho cụ rùa hiện nay, Sở KHCN đã có báo cáo và biện pháp gửi lãnh đạo UBND T.P Hà Nội để loại bỏ rùa tai đỏ quanh hồ Gươm.


Theo đó, biện pháp thứ nhất được đưa ra là sử dụng lồng bằng nhựa hoặc inox có kích thước phù hợp để không làm ảnh hưởng đến cụ Rùa. Đặt các lồng này quanh tháp Rùa và đền Ngọc Sơn, thức ăn nhử rùa tai đỏ đảm bảo không gây ô nhiễm cho hồ.

Biện pháp thứ 2 là sử dụng bè nổi ở hồ Gươm để rùa tai đỏ bò lên, vì loại rùa này rất thích sưởi nắng, sau đó sẽ dung giật cho rùa này rơi xuống, ở dưới có lưới kéo lên, tiến hành thu gom. Các nhà khoa học nghiên cứu rùa cũng đưa ra lời cảnh báo rằng không nên dùng thuốc vì hóa chất có thể làm thay đổi môi trường sinh thái và tiêu diệt ngay chính cụ rùa.

Rùa tai đỏ "cưỡi" trên lưng cụ Rùa hồ Gươm, một cảnh tượng xưa nay chưa từng bắt gặp ở Hồ Hoàn Kiếm.

Trao đổi với PV VTC News. PGS.TS Hà Đình Đức cho biết, sự xuất hiện tràn lan của loại rùa tai đỏ trong thời gian vừa qua là một trong những nguy cơ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống xung quanh khu vực hồ Gươm và từ đó sẽ có tác động tới cá thể cụ Rùa. Hệ thức ăn, nguồn sống của cụ Rùa có thể vì thế bị cạnh tranh và thu hẹp. Một trong những đặc điểm khiến cho loài rùa tai đỏ này có thể sinh sống dễ dàng ở các môi trường khác nhau là do chúng có phổ thức ăn rộng.

Theo đó, rùa tai đỏ có thể ăn bất kể thứ gì có ở nơi chúng sinh sống, từ các loài thực vật như: tảo, bèo tấm… cho đến động vật như: nòng nọc, cá nhỏ, côn trùng, giáp xác hai chân, và các loại thân mềm…Chính điều này đã hạn chế lượng thức ăn cung cấp vốn là nguồn sống của các loài động vật khác tồn tại lâu năm ở hồ.

“Chỉ dăm bảy chục năm nữa, loài rùa này có thể ăn hết tảo và làm mất màu xanh của hồ Gươm, cũng như cạnh tranh khốc liệt thức ăn với rùa hồ Gươm trong bối cảnh mực nước hồ tiếp tục cạn và nguồn thức ăn của các loài động vật sinh sống tại đây bị thu hẹp”, PGS.TS Hà Đình Đức nhấn mạnh.

Quang Tùng

Bình luận
vtcnews.vn