Cựu Tổng giám đốc PVTex 'đi nước ngoài trị bệnh': Để thua lỗ hàng ngàn tỉ, vẫn được bổ nhiệm là ‘không bình thường’

Thời sựThứ Bảy, 05/11/2016 17:20:00 +07:00

Quan chức Quốc hội nhận định, việc ông Vũ Đình Duy để xảy ra thua lỗ lớn trong thời gian làm Tổng giám đốc PVTex nhưng vẫn được điều động, bổ nhiệm vào nhiều vị trí lãnh đạo là việc “không bình thường”.

Trả lời PV VTC News bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã thẳng thắn chia sẻ xung quanh vụ việc cựu Tổng giám đốc PVTex đi "khám bệnh ở nước ngoài" được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây.

pham tat thang -5

 Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

- Thông tin ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) đã vắng mặt nhiều ngày qua mà không được sự chấp thuận từ lãnh đạo khiến dư luận xôn xao. Ông đánh giá vấn đề thế nào?

Tôi cho rằng ở đây có 2 câu chuyện. Thứ nhất, ông Vũ Đình Duy là cán bộ công chức thì phải thực hiện hiện trách nhiệm cán bộ công chức, viên chức. Đó là phải có kỷ luật. Ông Duy muốn nghỉ dài ngày liên quan đến lý do cá nhân thì phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan cấp trên.

Ở đây, ông Duy đã không thực hiện trách nhiệm của mình. Ông Duy đã nghỉ khi chưa được sự đồng ý của cán bộ quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Thứ hai, với một người có trách nhiệm liên quan đến một dự án phải giải trình, trong đó có trách nhiệm cá nhân của ông Duy thì ông này cũng không thực hiện trách nhiệm của mình. Có thể nói, lần thứ 2, ông Vũ Đình Duy không làm tròn trách nhiệm.

- Tuy nhiên, ông Vũ Đình Duy có trình bày muốn “đi nước ngoài chữa bệnh”, thưa ông?

Việc quản lý của chúng ta chắc hẳn phải đảm bảo yếu tố nhân văn. Nếu đúng là ông Vũ Đình Duy có bệnh và có kết quả giám định của các cơ quan y tế có chức năng và sau đó ông này đi làm các thủ tục cần thiết để đi chữa bệnh ở nơi có điều kiện thì tôi cho rằng các cơ quan quản lý sẽ tạo điều kiện ủng hộ.

Vấn đề ở đây là ông Vũ Đình Duy chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình.

Video: Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ 7.000 tỷ đồng "đắp chiếu"

- Có ý kiến lo lắng ông Vũ Đình Duy trốn ra nước ngoài trong khi chưa hoàn thành trách nhiệm giải trình trước các cơ quan chức năng về những thua lỗ trong thời kỳ làm lãnh đạo của PVTex. Liệu các cơ quan chức năng có nên tích cực quản lý chặt chẽ vấn đề này?

Hiện nay đang có tin đồn cũng có thể ông Duy bỏ trốn ra nước ngoài.

Với ông Duy thì chúng ta chưa có điều tra, kết luận nào liên quan đến mức độ sai phạm của ông ấy cả. Về mặt pháp luật, cũng chưa có kết luận ông Duy sai phạm. Vì vậy, ông ấy cũng không bị ràng buộc nào về mặt phát luật.

Đây chỉ là trách nhiệm của công chức, viên chức khi đi nước ngoài phải xin phép.

Tôi cho rằng cơ quan quản lý cũng phải lưu ý hơn, mặc dù chưa có kết luận điều tra nhưng rõ ràng có những biểu hiện của ông ấy liên quan đến các dự án rất lớn, có dấu hiệu sai phạm trong quá trình quản lý điều hành.

Đúng là các cơ quan quản lý cũng phải lưu tâm đến những đối tượng như vậy.

vu dinh duy -2

Ông Vũ Đình Duy và những dự án thua lỗ ngàn tỷ đồng.  

- Ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc PVTex từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014 sau đó được luân chuyển, bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng và sau đó là Phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công Thương, rồi về Tập đoàn Hoá chất Vinachem. Liệu có hợp lý hay không khi một cán bộ để xảy ra thua lỗ lớn nhưng lại được điều động, bổ nhiệm vào những vị trí khác nhau sau đó?

 
Rõ ràng chỉ xét riêng trường hợp ông Vũ Đình Duy như vậy đã thấy không hợp lý rồi.

Đại biểu Phạm Tất Thắng

Rõ ràng chỉ xét riêng trường hợp ông Vũ Đình Duy như vậy đã thấy không hợp lý rồi.

Nếu lại gắn sự việc này vào sự kiện vừa qua ở Bộ Công thương có bổ nhiệm một số cán bộ có sai phạm như ông Trịnh Xuân Thanh, hoặc có yếu tố cá nhân như con trai nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì ta thấy rằng trường hợp của ông Duy cũng không bình thường lắm.

- Như vậy, nếu để xảy ra sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai, thưa ông?

Liên quan đến quy trình bổ nhiệm cán bộ của chúng ta mà người thực hiện quy trình này phải chịu trách nhiệm.

Như vậy, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi khác nữa là liệu tập thể cấp ủy Đảng, lãnh đạo của đơn vị đó cũng phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bổ nhiệm cán bộ như vậy.

images958990_thang_4174

Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Thanh Sơn trao quyết định và chúc mừng ông Vũ Đình Duy (trái) được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở Công thương. Ảnh: Báo An ninh Hải phòng.

- PVTex, đơn vị trước đây ông Duy giữ chức vụ Tổng giám đốc, là chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Đây là một trong 5 dự án lớn thua lỗ, có nguy cơ phá sản đã được các đại biểu phân tích rất nhiều trong những ngày qua. Góc nhìn của ông về vấn đề này như thế nào?

Bộ Công thương có gửi đại biểu Quốc hội báo cáo liên quan đến 5 dự án lớn đang gây thất thoát, lãng phí, trong đó có dự án sản xuất xơ sợi Đình Vũ.

Có thể nói, công trình đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không đưa vào sản xuất được thì rõ ràng từ khâu quy hoạch, thiết kế, xây dựng, đầu tư thì chúng ta phải xem xét lại.

Video: Ông Vũ Huy Hoàng về hưu vẫn bị cách chức: Quan chức Quốc hội lên tiếng

Phải xem xét trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc phê duyệt dự án này.

Đây là trách nhiệm liên quan đến nhiều người từ việc xây dựng, phê duyệt dự án đến việc đầu tư, quản lý đều phải có trách nhiệm tùy theo mức độ

Dự án xơ sợi Đình Vũ cùng các dự án đang thất thoát lớn cần phải được thanh tra và xem xét trách nhiệm người có liên quan. Đến đâu thì chúng ta phải có hình thức xử lý trách nhiệm phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn