Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm

TrẻThứ Ba, 12/04/2022 16:30:00 +07:00

Cuốn sổ tay được coi là báu vật quốc gia, có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong giới khoa học mà còn với lịch sử nhân loại thế giới.

Marie Curie, được mệnh danh là "mẹ đẻ của vật lý hiện đại". Bà là người phụ nữ duy nhất đoạt giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (vật lý và hóa học), đã thúc đẩy nghiên cứu của nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel - người công bố những nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng phóng xạ.

Đối với khoa học, bà đã để lại nhiều đóng góp cho quá trình nghiên cứu phóng xạ và khám phá ra radium (Ra) và polonium (Po). Với thế giới, bà đã để lại những bản ghi chép về nỗ lực khoa học của bản thân - cuốn sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm của bà.

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 1

Nữ khoa học Marie Curie. 

Phần lớn các nghiên cứu của bà tập trung vào hiện tượng phóng xạ. Thật không may, vì những tác động tiêu cực của bức xạ đối với sức khỏe con người chưa được biết đến vào thời điểm đó, nên Curie đã không tự bảo vệ mình trong các thí nghiệm.

Cuối cùng, vào năm 1934, Marie Curie chết vì bệnh thiếu máu bất sản, một tình trạng do tiếp xúc kéo dài với radium và polonium. Ngay cả cô con gái Irene Joliot-Curie, người cũng từng nhận giải Nobel Hóa học, cũng chết vì bệnh bạch cầu, có thể là hậu quả trực tiếp của việc mẹ cô thường xuyên tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao.

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 2

Marie Curie cùng chồng trong phòng nghiên cứu. 

Hơn nữa, vì Marie Curie không bao giờ nghĩ rằng các thí nghiệm của mình là có hại, nên bà đã làm ô nhiễm toàn bộ gia đình cùng với nhiều vật dụng cá nhân.

Bà thường mang theo các mẫu radium và polonium trong túi áo khoác phòng thí nghiệm và mang về nhà để phân tích khi rảnh rỗi. Chính điều ấy đã vô tình làm tất cả quần áo, sách, vở và sách dạy nấu ăn, đồ trang sức, đồ đạc xung quanh nhà và nhiều vật dụng khác nhiễm phóng xạ.

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 3

Cuốn sổ tay của Marie Curie.

Người ta xác định rằng cuốn sổ ghi chép của nữ khoa học đã bị nhiễm radium-226 và phải mất khoảng 1.600 năm nữa mới có thể an toàn để tiếp cận mà không bảo hộ.

Radium-226 được xếp vào nhóm độc tính phóng xạ cao nhất. Người ta đánh giá nếu ăn (hoặc uống) phải một lượng 2,5mg Ra-226 thì người đó sẽ chịu một liều chiếu xạ hiệu dụng 25Sv, trong khi đó xác suất để mắc bệnh ung thư và dẫn đến tử vong đối với 1Sv là 4%.

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 4

Mặc dù mang ý nghĩa quan trọng nhưng cuốn sổ cũng chứa nguy hiểm chết người khi được đánh giá là bị nhiễm phóng xạ.

Được coi là báu vật quốc gia và khoa học, sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm của Curie hiện được cất giữ trong những chiếc hộp có lót chì, nhằm ngăn bức xạ gây hại cho người xử lý chúng tại thư viện quốc gia của Pháp ở Paris. Những ai muốn tận mắt tham khảo quyển sổ tay này đều phải đánh cược rủi ro bị nhiễm xạ, vì vậy họ buộc phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm và mặc đồ bảo hộ.

Sau này, quá trình số hóa quyển sổ hiện đã hoàn tất và mọi người giờ đã có thể xem miễn phí tất cả các trang ghi chép của Marie Curie mà không cần phải mang thiết bị bảo vệ. Tất cả những ghi chú và sơ đồ cho thấy, những khởi đầu về sự hiểu biết của nhân loại về hiện tượng phóng xạ có thể được khám phá thông qua bộ sưu tập trên Wellcome Collection. 

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 5

Bên trong những ghi chép của nữ khoa học. 

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 6

 

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 7

 

Cuốn sổ tay ‘nguy hiểm nhất thế giới’ không ai được chạm vào trong vòng 1600 năm - 8

Quá trình số hóa quyển sổ hiện đã hoàn tất và mọi người có thể xem miễn phí.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn