Chùa cổ núi Võ Đang - 'Thánh địa kungfu huyền bí' trong phim Karate Kid

Tư liệuThứ Năm, 21/03/2024 09:19:35 +07:00
(VTC News) -

Bộ phim The Karate Kid 2010 giới thiệu tới khán giả nhiều địa danh nổi tiếng của Trung Quốc, nổi bật trong số đó là quần thể chùa cổ trên núi Võ Đang.

Siêu nhí Karate (The Karate Kid) là một bộ phim võ thuật của Mỹ, Trung Quốc hợp tác sản xuất năm 2010. Không giống bản gốc năm 1984, The Karate Kid phiên bản 2010 không tiếp tục ca ngợi sức mạnh của môn võ karate mà xoay quanh câu chuyện một cậu bé học kungfu.

Siêu nhí Karate (The Karate Kid) là một bộ phim võ thuật của Mỹ, Trung Quốc hợp tác sản xuất năm 2010. Không giống bản gốc năm 1984, The Karate Kid phiên bản 2010 không tiếp tục ca ngợi sức mạnh của môn võ karate mà xoay quanh câu chuyện một cậu bé học kungfu.

Bên cạnh nội dung hấp dẫn, bộ phim còn giới thiệu tới khán giả nhiều địa danh nổi tiếng của đất nước tỷ dân như Tử Cẩm Thành, Vạn Lý Trường Thành và quần thể chùa cổ trên núi Võ Đang, nơi xuất hiện trên màn ảnh như một "thánh địa kungfu huyền bí".

Bên cạnh nội dung hấp dẫn, bộ phim còn giới thiệu tới khán giả nhiều địa danh nổi tiếng của đất nước tỷ dân như Tử Cẩm Thành, Vạn Lý Trường Thành và quần thể chùa cổ trên núi Võ Đang, nơi xuất hiện trên màn ảnh như một "thánh địa kungfu huyền bí".

Núi Võ Đang nằm ở thành phố Đan Giang Khẩu, tỉnh Hồ Bắc, được xem là thánh địa Đạo giáo nổi tiếng ở Trung Quốc. Toàn bộ dãy Võ Đang có 72 đỉnh núi hùng vĩ với đỉnh chính có tên Thiên Trụ, cao 1.612 m so với mặt đất.

Núi Võ Đang nằm ở thành phố Đan Giang Khẩu, tỉnh Hồ Bắc, được xem là thánh địa Đạo giáo nổi tiếng ở Trung Quốc. Toàn bộ dãy Võ Đang có 72 đỉnh núi hùng vĩ với đỉnh chính có tên Thiên Trụ, cao 1.612 m so với mặt đất.

Trên núi có quần thể kiến trúc Đạo giáo được thành lập từ thời nhà Đường, sau đó được trùng tu và mở rộng qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, quần thể kiến ​​trúc cổ xưa này đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Minh, bao gồm 9 cung điện, 9 tu viện, 36 ni cô viện và 72 ngôi chùa.

Trên núi có quần thể kiến trúc Đạo giáo được thành lập từ thời nhà Đường, sau đó được trùng tu và mở rộng qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, quần thể kiến ​​trúc cổ xưa này đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Minh, bao gồm 9 cung điện, 9 tu viện, 36 ni cô viện và 72 ngôi chùa.

Trải qua hàng trăm năm thăng trầm lịch sử, nhiều cung điện đã trở thành đống đổ nát, các công trình kiến ​​trúc cổ hiện có ở núi Võ Đang chủ yếu bao gồm cung Thái Hà, cung Nam Nham, cung Tử Tiêu, cung Ngộ Chân. Bên cạnh đó là tàn tích của hai điện Ngọc Hư và Ngũ Long, cùng hàng trăm dấu tích chùa đá.

Trải qua hàng trăm năm thăng trầm lịch sử, nhiều cung điện đã trở thành đống đổ nát, các công trình kiến ​​trúc cổ hiện có ở núi Võ Đang chủ yếu bao gồm cung Thái Hà, cung Nam Nham, cung Tử Tiêu, cung Ngộ Chân. Bên cạnh đó là tàn tích của hai điện Ngọc Hư và Ngũ Long, cùng hàng trăm dấu tích chùa đá.

Chùa cổ núi Võ Đang - 'Thánh địa kungfu huyền bí' trong phim Karate Kid - 6
Cung Ngộ Chân nằm dưới khu vực chân núi Võ Đang, ở độ cao 174,7 m so với mặt đất. Ngày 19/1/2003, sảnh chính của cung Ngộ Chân bị hỏa hoạn thiêu rụi.

Cung Ngộ Chân nằm dưới khu vực chân núi Võ Đang, ở độ cao 174,7 m so với mặt đất. Ngày 19/1/2003, sảnh chính của cung Ngộ Chân bị hỏa hoạn thiêu rụi.

Cung Tử Tiêu được xây vào thời Tuyên Hòa nhà Tống (1119-1125), sau được trùng tu vào thời nhà Nguyên và đổi tên là "Tử Tiêu Nguyên Thánh". Vào năm Gia Tĩnh thứ 31 thời nhà Minh (1552), cung Tử Tiêu được mở rộng thành 806 phòng.

Cung Tử Tiêu được xây vào thời Tuyên Hòa nhà Tống (1119-1125), sau được trùng tu vào thời nhà Nguyên và đổi tên là "Tử Tiêu Nguyên Thánh". Vào năm Gia Tĩnh thứ 31 thời nhà Minh (1552), cung Tử Tiêu được mở rộng thành 806 phòng.

Hàng trăm năm trôi qua, cung Tử Tiêu đã được sửa chữa nhiều lần và vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản cho đến nay. Đây cũng là một trong những cung điện hoàn chỉnh nhất được bảo tồn trên núi Võ Đang.

Hàng trăm năm trôi qua, cung Tử Tiêu đã được sửa chữa nhiều lần và vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản cho đến nay. Đây cũng là một trong những cung điện hoàn chỉnh nhất được bảo tồn trên núi Võ Đang.

Cung Nam Nham, tên đầy đủ là cung Đại Thánh Nam Nham, được Đạo giáo tôn sùng là thánh địa luyện võ và tu đạo. Trong ảnh là điện chính của cung Nam Nham được gọi là điện Huyền Đế.

Cung Nam Nham, tên đầy đủ là cung Đại Thánh Nam Nham, được Đạo giáo tôn sùng là thánh địa luyện võ và tu đạo. Trong ảnh là điện chính của cung Nam Nham được gọi là điện Huyền Đế.

Toàn bộ công trình cung Nam Nham tận dụng tối đa các vị trí nguy hiểm như đỉnh núi, thung lũng, vách đá, hang động,... tương truyền nhằm đáp ứng cho việc tu luyện ở cảnh giới cao nhất.

Toàn bộ công trình cung Nam Nham tận dụng tối đa các vị trí nguy hiểm như đỉnh núi, thung lũng, vách đá, hang động,... tương truyền nhằm đáp ứng cho việc tu luyện ở cảnh giới cao nhất.

Cung Thái Hòa nằm trên đỉnh Thiên Trụ, do đó cũng là cung điện cao nhất trên núi Võ Đang. Điện chính của cung Thái Hòa được gọi là Kim Điện, nổi bật với mái ngói màu vàng.

Cung Thái Hòa nằm trên đỉnh Thiên Trụ, do đó cũng là cung điện cao nhất trên núi Võ Đang. Điện chính của cung Thái Hòa được gọi là Kim Điện, nổi bật với mái ngói màu vàng.

Kiến trúc cung Thái Hòa được thiết kế dựa theo phong cách hoàng gia thời nhà Minh, nhằm nêu bật quan niệm về quyền lực tối cao của thần thánh và thể hiện ý tưởng nghệ thuật “đẹp như cung điện trên trời”.

Kiến trúc cung Thái Hòa được thiết kế dựa theo phong cách hoàng gia thời nhà Minh, nhằm nêu bật quan niệm về quyền lực tối cao của thần thánh và thể hiện ý tưởng nghệ thuật “đẹp như cung điện trên trời”.

Ngoài ra, núi Võ Đang cũng có ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng được đặt theo tên của ngọn núi. Không rõ chùa Võ Đang được xây dựng lần đầu tiên vào năm nào nhưng theo dòng chữ còn lưu lại trên một tượng sư tử đá, chùa dường như được xây vào năm Gia Khánh thứ 14 của triều đại nhà Thanh (1809).

Ngoài ra, núi Võ Đang cũng có ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng được đặt theo tên của ngọn núi. Không rõ chùa Võ Đang được xây dựng lần đầu tiên vào năm nào nhưng theo dòng chữ còn lưu lại trên một tượng sư tử đá, chùa dường như được xây vào năm Gia Khánh thứ 14 của triều đại nhà Thanh (1809).

Hoa Vũ(Nguồn: Sohu)
Bình luận
vtcnews.vn