Chìa khoá hạnh phúc gia đình: Những lời khuyên dành cho người lớn

Văn hóa - Giải tríThứ Hai, 12/01/2015 03:17:00 +07:00

Quyển sách Chìa khoá hạnh phúc gia đình của Thượng Toạ Thích Nhật Tử ghi lại những lời khuyên bảo của một vị sư dành cho người lớn, cho vợ chồng, cho cha mẹ.

(VTC News) - Quyển sách Chìa khoá hạnh phúc gia đình của Thượng Toạ Thích Nhật Tử ghi lại những lời khuyên bảo của một vị sư dành cho người lớn, cho vợ chồng, cho cha mẹ. 

Trong tình trạng xã hội mà ai cũng than phiền là suy thoái về đạo đức, một quyển sách viết về giáo dục gia đình là rất quý.

Ngày trước, giáo dục chú tâm vào việc rèn luyện con người. Ngày nay, nhà trường chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức. Do đó, gia đình là cơ sở tinh thần phải giữ vững để bảo vệ đạo đức cho con trẻ, chống lại những ảnh hưởng xấu tràn lan từ bên ngoài.

Mà muốn giáo dục con em, trước hết cha mẹ phải tự giáo dục mình. Tìm đâu giáo dục ấy nếu không phải là nơi những người hướng dẫn tinh thần mà mình tin cậy? Và nếu mình có đi chùa, tin Phật, lời nói nào đáng tin cậy hơn lời nói của một vị sư?
(VTC News) - Quyển sách Chìa khoá hạnh phúc gia đình của Thượng Toạ Thích Nhật Tử ghi lại những lời khuyên bảo của một vị sư dành cho người lớn, cho vợ chồng, cho cha mẹ.
Quyển sách Chìa khoá hạnh phúc gia đình của Thượng Toạ Thích Nhật Tử ghi lại những lời khuyên bảo của một vị sư dành cho người lớn, cho vợ chồng, cho cha mẹ. Đây là những câu hỏi và những câu trả lời. Những tơ lòng và những gỡ rối.


Trong Phật giáo, giáo dục gồm ba phương thức: thân giáo, khẩu giáo, ý giáo. Thân giáo là đem chính bản thân mình, nhân cách của mình, phong thái của mình để làm gương cho người khác, cho cả mọi người.

Đó là cách dạy không lời, hồn nhiên, không có cả chú tâm vào việc làm gương. Mình sống như thế nào thì cứ tự nhiên sống như thế ấy, và nếu mình sống thiện, sống đẹp, sống đạo, thì ảnh hưởng tốt tự nhiên lan tỏa xung quanh.

Đây là lối dạy cao quý nhất mà các danh sư truyền đạt cho đệ tử, cho cả quần chúng. Kinh Pháp Cú dạy:

                                                Trước hết tự đặt mình
                                                Vào những gì thích đáng
                                                Sau mới giáo hóa người
                                                Người trí khỏi bị nhiễm

Ở cuốn sách này, khẩu giáo của Thầy không chỉ hạn chế trong việc giảng giải kinh kệ, mà còn chuyên sâu vào những chuyện tuế toái của cuộc đời. Đời sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đẹp giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa người yêu với người yêu.

Chuyện ấy là muôn đời, nhưng có lẽ thời đại nào cũng mang ít nhiều sắc thái mới, và khi xã hội đảo lộn đạo đức, những giá trị căn bản cần phải được gìn giữ, cổ vũ, xiển dương. Công việc ấy, Thượng Tọa Nhật Từ không ngại đảm đương vì quần chúng đã tin cậy nơi Thầy để buộc Thầy phải đóng vai trò cố vấn tâm lý.

Dựa trên tinh thần Phật giáo, vị cố vấn mang lại nhiều lời giải đơn giản nhưng thiết thực, và nếu áp dụng được thì quả thực quyển sách này là một cống hiến đáng kể cho xã hội ngày nay.

Ngôn ngữ trong sách lắm khi còn vui nhộn, đàn đúm với ngôn ngữ của thời đại, khiến người đọc dễ thân mật, gần gũi với người viết, vui theo, và chắc hẳn cũng nghe theo. Thế là thân giáo. Thế là khẩu giáo.

Thiên An

Bình luận
vtcnews.vn