Chế độ dinh dưỡng nào để người tuổi cao không già?

Sức khỏeThứ Ba, 20/03/2012 01:52:00 +07:00

(VTC News) - Bao nhiêu tuổi gọi là “Già” và làm sao có một số người tuổi đã cao mà vẫn duy trì được sức khỏe dẻo dai cường tráng, tinh thần vui vẻ lạc quan?

(VTC News) - Bao nhiêu tuổi được gọi là “Già” và làm sao có một số người tuổi đã cao mà vẫn duy trì được sức khỏe dẻo dai cường tráng, tinh thần vui vẻ lạc quan như người còn trẻ?

Đây chính là nội dung được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” do nhãn hàng Vinamilk Sure Prevent (thuộc công ty Cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk) tổ chức tại khách sạn Legend TP.HCM ngày 7/3 vừa qua.

 

Tuổi cao chưa chắc đã già

Tuổi của một người thường được tính theo số năm người ấy đã sống. Tuy nhiên, đây là cách tính chưa phản ánh đầy đủ một người đã già hay chưa

Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko (Đại học Michigan Hoa Kỳ) cho rằng 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây: khắc chế yếu tố di truyền, tập thể dục, thể thao, tinh thần luôn được kích thích, có tập quán dinh dưỡng tốt, biết phòng ngừa bệnh tật.

Sau khi phân tích các yếu tố nói trên, GS Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn với công thức DNA-Plus, viết tắt của Demko’s Neo Age, Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:

Tuổi thời gian: tính theo số năm đã sống; Tuổi thể chất: tính theo tình trạng sức khỏe; Tuổi xã hội: tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện; Tuổi tâm lý: tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ. Do đó, tuổi cao chưa chắc đã già.

 

Một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian) nhưng nếu có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội) và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý) thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50):4 = 65. Nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách nghĩ thông thường.

Hạnh phúc với tuổi già

Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, để sống khỏe với tuổi già, người cao tuổi nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối. Cụ thể, người cao tuổi nên ăn mỗi ngày nhóm tinh bột (cơm nên chọn gạo không chà xát quá kỹ, bắp, khoai); nhóm rau xanh nên ăn 200-300g mỗi ngày; trái cây (hạn chế ăn trái cây ngọt, ăn trái cây đa dạng màu sắc); nhóm đạm: thịt, cá, đậu hũ, sữa; chất béo: dầu, mỡ, bơ (hạn chế mỡ động vật); đường, muối: ăn hạn chế; uống đủ nước.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, TS.BS Minh Hạnh khuyên để phòng bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol, nên ăn cá hơn thịt, tăng rau và trái cây, giảm mặn...; phòng bệnh đái tháo đường nên ăn điều độ, giảm ngọt, tăng chất xơ; phòng bệnh ung thư dùng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa; phòng ngừa bệnh phổi nên hạn chế hút thuốc lá; phòng ngừa loãng xương nên dùng thực phẩm giàu canxi, tập thể dục dưới ánh nắng buổi sáng. Ngoài ra, người cao tuổi cần giữ cho tâm hồn thanh thản, giảm mức ăn so với thời trẻ, tránh ăn quá no - đặc biệt khi có bệnh ở hệ tim mạch... 

Nếu người cao tuổi thực hiện đúng bốn việc: ăn uống hợp lý, vận động vừa sức, bài thuốc (lá) trừ rượu, cân bằng tâm lý sẽ giúp giảm bệnh tăng huyết áp 55%, giảm bệnh tim mạch 75%, giảm bệnh ung thư 33%, giảm bệnh tiểu đường 50%.


 

Bên cạnh đó, yếu tố tinh thần đóng vai trò hết sức quan trọng. Có đời sống tâm lý xã hội vui tươi sẽ giúp cho người cao tuổi cảm thấy yêu đời, lạc quan hơn. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc – Nguyên giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM cho biết “Những người tuổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.”

Vì vậy để có tuổi già vui tươi, hạnh phúc người cao tuổi cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kết hợp với rèn luyện thân thể phù hợp và đời sống tinh thần tích cực, lạc quan.

 Theo khuyến nghị của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Hoa Kỳ (FDA): Thực phẩm chứa ít nhất 0.65 g các Sterol Ester thực vật trên một khẩu phần, với liều dùng 2 lần mỗi ngày, cùng chế độ ăn ít chất béo và ít cholesterol giúp giảm nguy cơ  mắc các bệnh tim mạch.

Hợp tác nghiên cứu với các đối tác dinh dưỡng hàng đầu Châu Âu và Mỹ, Vinamilk đã cho ra đời công thức Vinamilk Sure Prevent – Không chỉ giải pháp dinh dưỡng hàng ngày cho người cao tuổi mà Vinamilk Sure Prevent còn là công thức đầu tiên tại thị trường Việt Nam bổ sung 0.65g Plant Sterol (Sterol Ester thực vật) mỗi ly sữa, giúp giảm Cholesterol hiệu quả, tốt cho hệ tim mạch.

Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung Canxi, Photpho & Vitamin D - Giúp giảm nguy cơ loãng xương và Vitamin nhóm B, Kẽm - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp ăn ngon, ngủ yên.

D.D

Bình luận
vtcnews.vn