Cách trị nhiệt miệng an toàn, hiệu quả, dễ làm

Sức khỏeThứ Hai, 27/04/2015 11:29:00 +07:00

(VTC News) - Khi bị nhiệt bạn hãy nhớ các phương thuốc thảo dược sau để chữa trị vừa an toàn vừa giảm đau và khó chịu trông thấy. Nguyễn Hạt (TH)

Cách chữa nhiệt miệng bằng lá rau ngót: Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.

Cách chữa nhiệt miệng bằng lá rau ngót: Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.

Cà chua ép: Dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

Cà chua ép: Dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

Củ cải trắng: rửa sạch, không gọt vỏ, xay nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước lọc vào nước cốt củ cải dùng súc miệng ngày ba lần sáng, trưa, tối. Cách này khá hiệu nghiệm, chỉ 2-3 ngày là vết nhiệt miệng sẽ lành.

Củ cải trắng: rửa sạch, không gọt vỏ, xay nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước lọc vào nước cốt củ cải dùng súc miệng ngày ba lần sáng, trưa, tối. Cách này khá hiệu nghiệm, chỉ 2-3 ngày là vết nhiệt miệng sẽ lành.

Hạt rau mùi: Một muỗng hạt rau mùi đun sôi cùng 200 ml nước trong 10 phút. Sau đó dùng nước hạt mùi để nguội dùng súc miệng ngày 3-4 lần trong 3 ngày.

Hạt rau mùi: Một muỗng hạt rau mùi đun sôi cùng 200 ml nước trong 10 phút. Sau đó dùng nước hạt mùi để nguội dùng súc miệng ngày 3-4 lần trong 3 ngày.

Mật ong: Ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Mật ong: Ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Nghệ vàng: nghệ vàng có tính bình, vị cay đắng, tác dụng hoạt huyết, làm tan máu, giảm đau, trị mụn nhọt, sưng viêm. Dùng bột nghệ vàng trộn lẫn mật ong thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó  bôi lên nốt nhiệt cũng có tác dụng rất nhanh.

Nghệ vàng: nghệ vàng có tính bình, vị cay đắng, tác dụng hoạt huyết, làm tan máu, giảm đau, trị mụn nhọt, sưng viêm. Dùng bột nghệ vàng trộn lẫn mật ong thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi lên nốt nhiệt cũng có tác dụng rất nhanh.

Cách chữa nhiệt miệng bằng nhọ nồi (Cỏ mực): Chỉ cần lấy lá cỏ mực về đem rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một chút muối hoặc mật ong. Sau đó dùng bông tăm thấm thuốc vào chỗ bị nhiệt ngày 2-3 lần.

Cách chữa nhiệt miệng bằng nhọ nồi (Cỏ mực): Chỉ cần lấy lá cỏ mực về đem rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một chút muối hoặc mật ong. Sau đó dùng bông tăm thấm thuốc vào chỗ bị nhiệt ngày 2-3 lần.

Nước cam và nước chanh là hai thứ đồ uống mát, rất giàu vitamin C. Uống mỗi ngày một ly nước cam, hoặc chanh (không uống khi bụng đói) sẽ hỗ trợ bạn thoát khỏi cơn đau khó chịu do nhiệt miệng.

Nước cam và nước chanh là hai thứ đồ uống mát, rất giàu vitamin C. Uống mỗi ngày một ly nước cam, hoặc chanh (không uống khi bụng đói) sẽ hỗ trợ bạn thoát khỏi cơn đau khó chịu do nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng bằng khế: Lựa chọn loại khế chua thì hiệu quả tốt hơn.Lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, nên ngậm nhiều lần trong ngày.

Chữa nhiệt miệng bằng khế: Lựa chọn loại khế chua thì hiệu quả tốt hơn.Lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, nên ngậm nhiều lần trong ngày.

Rau càng cua: Để chữa nhiệt miệng, nên dùng rau càng cua nấu canh, luộc để ăn. Nếu có thể ăn sống hoặc ép nước uống thì càng tốt.

Rau càng cua: Để chữa nhiệt miệng, nên dùng rau càng cua nấu canh, luộc để ăn. Nếu có thể ăn sống hoặc ép nước uống thì càng tốt.

Dầu dừa và mật ong là có tính sát khuẩn cao. Dùng một mảnh cơm dừa (cùi dừa) ép lấy dầu trộn cùng mật ong thành hỗn hợp đặc quánh, sau đó bôi hỗn hợp này lên vết loét trong miệng ngày vài lần sẽ rất hiệu quả.

Dầu dừa và mật ong là có tính sát khuẩn cao. Dùng một mảnh cơm dừa (cùi dừa) ép lấy dầu trộn cùng mật ong thành hỗn hợp đặc quánh, sau đó bôi hỗn hợp này lên vết loét trong miệng ngày vài lần sẽ rất hiệu quả.

Ngậm chất chát: Chất chát có tính sát trùng nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau diếp cá, húng chanh, vỏ xoài…

Ngậm chất chát: Chất chát có tính sát trùng nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau diếp cá, húng chanh, vỏ xoài…

Vỏ dưa hấu có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc nên thường được Đông y sử dụng để điều trị các bệnh nóng trong. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao cho vàng, tán thành bột, trộn cùng mật ong bôi vào chỗ phát nhiệt  1-2 lần/ ngày.

Vỏ dưa hấu có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc nên thường được Đông y sử dụng để điều trị các bệnh nóng trong. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao cho vàng, tán thành bột, trộn cùng mật ong bôi vào chỗ phát nhiệt 1-2 lần/ ngày.

Bình luận
vtcnews.vn