Bệnh gút gây đau đớn khiến bạn bị ám ảnh: Gợi ý cách đẩy lùi bệnh tật hiệu quả

Bệnh và thuốcThứ Sáu, 04/03/2022 12:06:00 +07:00
(VTC News) -

Theo các thống kê lâm sàng, tỉ lệ người mắc bệnh gút (Gout) là khoảng từ 1% -3% dân số, trong đó chủ yếu là nam giới.

Từ số liệu thống kê cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh gút không phải là hiếm. Nhiều người rất hoang mang sau khi bị bệnh gút và luôn thắc mắc nguyên nhân tại sao lại bị bệnh gút. Thực ra là có lý do, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Mọi người trong chúng ta hãy nên sớm làm quen với bệnh gút, bởi theo số liệu giai đoạn của nghiên cứu theo dõi và đăng ký mạng của Trung tâm Thấp khớp học Trung Quốc, tính đến tháng 2/2016, độ tuổi trung bình của bệnh nhân gút ở nước này là 48,28 tuổi, nam 47,95, nữ 53,14 tuổi, và tỷ lệ giữa nam và nữ là 15: 1.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh gút là khoảng 1% -3%. Vì vậy, bệnh nhân gút không phải là hiếm trong xã hội ngày nay.

Bệnh gút gây đau đớn khiến bạn bị ám ảnh: Gợi ý cách đẩy lùi bệnh tật hiệu quả - 1

 

Tại sao bệnh gút lại tìm đến bạn?

Bệnh gút là căn bệnh do sự lắng đọng của các tinh thể axit uric tại các khớp xương do nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Sự xuất hiện của bệnh gút thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố phổ biến bao gồm tuổi tác, giới tính, phân bố vùng miền, chủng tộc, yếu tố môi trường, lối sống, rượu bia, chế độ ăn uống, v.v. Tất cả những yếu tố này đều có thể dẫn đến bệnh gút.

Bệnh gút có ám ảnh bạn không? Hãy sớm tham khảo phương pháp điều trị sau đây.

Bệnh gút gây đau đớn khiến bạn bị ám ảnh: Gợi ý cách đẩy lùi bệnh tật hiệu quả - 2

 

1, Điều trị tổng thể

Một khi bạn đã không may được chẩn đoán mắc bệnh gút, thì ngay lập tức bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Trước hết, thực hiện chế độ ăn có thực phẩm lành mạnh, ít purin, không ăn nội tạng động vật, các sản phẩm từ đậu nành, hải sản, thịt bò và thịt dê, rau bina (cải chân vịt), các loại canh và các loại thực phẩm khác có chứa nhiều purin, đồng thời bổ sung rau củ quả một cách hợp lý.

Trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, hạn chế hoặc không uống rượu, nên uống nhiều nước, khoảng hơn 2000ml mỗi ngày.

Thứ hai, tập thể dục hợp lý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh. Cuối cùng, hãy nhớ xem lại chỉ số axit uric của bạn thường xuyên để có thể can thiệp y tế, điều trị kịp thời.

2, Điều trị bằng thuốc

Mục đích chính của việc điều trị bệnh gút bằng thuốc là làm giảm cơn gút cấp tính và kiểm soát nồng độ axit uric máu.

Trong thời gian xuất hiện cơn gút cấp tính (bùng phát cơn đau), nên điều trị chống viêm và giảm đau, bao gồm thuốc chống viêm không steroid, colchicine và glucocorticoid.

Trong các giai đoạn bệnh khởi phát ngắt quãng và mạn tính của cơn gút, có thể dùng allopurinol, febuxostat, benzbromarone, probenecid,…. Đơn thuốc cụ thể, cần phải được khám để biết tình trạng bệnh và sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ.

Thảo Linh(Health.39)
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp