Ảnh: Trắng đêm lao dầm đường sắt trên cao qua sông Tô Lịch

Thời sựThứ Tư, 26/08/2015 12:42:00 +07:00

Du an duong sat tren cao : Một trong những hạng mục thi công phức tạp nhất của dự án đường sắt trên cao đoạn vắt qua sông Tô Lịch vừa được lắp đặt thành công.

Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh đang thực hiện đến công đoạn lao dầm, lắp ghép dầm tại tuyến đường Nguyễn Trãi và đoạn vắt ngang sông Tô Lịch.

Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh đang thực hiện đến công đoạn lao dầm, lắp ghép dầm tại tuyến đường Nguyễn Trãi và đoạn vắt ngang sông Tô Lịch.

Trong đêm ngày 26/8, hai tấm dầm đầu tiên của công trình đường sắt đô thị nằm vắt qua sông Tô Lịch đã được lắp đặt. Mỗi tấm dầm này có chiều dài khoảng hơn 30m, nặng 240 tấn và được vận chuyển, lắp ghép ở độ cao khoảng hơn 10m.

Trong đêm ngày 26/8, hai tấm dầm đầu tiên của công trình đường sắt đô thị nằm vắt qua sông Tô Lịch đã được lắp đặt. Mỗi tấm dầm này có chiều dài khoảng hơn 30m, nặng 240 tấn và được vận chuyển, lắp ghép ở độ cao khoảng hơn 10m.

Các công nhân đang cố định ốc vít để chuẩn bị cho công tác nâng dầm.

Các công nhân đang cố định ốc vít để chuẩn bị cho công tác nâng dầm.

Tấm dầm lao qua sông Tô Lịch hiện đã là phiến số 469 và 470 trong tổng số 806 phiến.

Tấm dầm lao qua sông Tô Lịch hiện đã là phiến số 469 và 470 trong tổng số 806 phiến.

Xe chuyên dụng có nhiệm vụ chuyên chở dầm bê tông  vận chuyển đi dọc công trình đường sắt trên cao.

Xe chuyên dụng có nhiệm vụ chuyên chở dầm bê tông vận chuyển đi dọc công trình đường sắt trên cao.

Đội thi công công việc lao dầm bê tông khổng lồ này có khoảng 10 tới 15 người, đảm nhiệm các công việc khác nhau như đảm bảo điện, ánh sáng, lắp đặt, công tác đảm bảo an toàn… trong đó chưa tính đội vận chuyển các thanh dầm vào vị trí trục cẩu.

Đội thi công công việc lao dầm bê tông khổng lồ này có khoảng 10 tới 15 người, đảm nhiệm các công việc khác nhau như đảm bảo điện, ánh sáng, lắp đặt, công tác đảm bảo an toàn… trong đó chưa tính đội vận chuyển các thanh dầm vào vị trí trục cẩu.

Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lao dầm, phía đầu đoạn đường Giáp Nhất giao với đường Nguyễn Trãi đã được công nhân hướng dẫn đổi hướng di chuyển để phương tiện không đi vào khu vực nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lao dầm, phía đầu đoạn đường Giáp Nhất giao với đường Nguyễn Trãi đã được công nhân hướng dẫn đổi hướng di chuyển để phương tiện không đi vào khu vực nguy hiểm.

Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ, tấm dầm lớn đã được vận chuyển tới vị trí lắp đặt.

Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ, tấm dầm lớn đã được vận chuyển tới vị trí lắp đặt.

Theo ông Lê Văn Dương (Phó tổng giám đốc ban quản lý dự án đường sắt) cho biết: ‘Khó khăn lớn nhất của công đoạn này đó là công việc lao dầm được thực hiện ở bán kính cong (bán kính khoảng 300m). Đây là hạng mục tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế ban quản lý đã tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ công việc lao dầm ở mọi công đoạn. Vì đi qua bán kính cong qua sông nên nguy cơ lật cao hơn, vì thế công tác chống lật cũng được lưu ý ở mức độ cao nhất’

Theo ông Lê Văn Dương (Phó tổng giám đốc ban quản lý dự án đường sắt) cho biết: ‘Khó khăn lớn nhất của công đoạn này đó là công việc lao dầm được thực hiện ở bán kính cong (bán kính khoảng 300m). Đây là hạng mục tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế ban quản lý đã tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ công việc lao dầm ở mọi công đoạn. Vì đi qua bán kính cong qua sông nên nguy cơ lật cao hơn, vì thế công tác chống lật cũng được lưu ý ở mức độ cao nhất’

Ông Dương cũng cho biết thêm: ‘Đoạn thi công từ trục cẩu và đoạn DR10 đến DR18 là một trong những đoạn thi công rất khó khăn của biện pháp thi công bằng lao dọc. Hơn nữa khi vận chuyển dầm còn đi qua cả nhà dân nên công tác an toàn phải tuyệt đối, bất cứ 1 sơ sẩy nào cũng gây ra hậu quả nặng nề. Khi di chuyển qua nhà dân khoảng cách rất hẹp. Chỉ cần lao dầm chạm 1 chút vào nhà dân là hỏng.’

Ông Dương cũng cho biết thêm: ‘Đoạn thi công từ trục cẩu và đoạn DR10 đến DR18 là một trong những đoạn thi công rất khó khăn của biện pháp thi công bằng lao dọc. Hơn nữa khi vận chuyển dầm còn đi qua cả nhà dân nên công tác an toàn phải tuyệt đối, bất cứ 1 sơ sẩy nào cũng gây ra hậu quả nặng nề. Khi di chuyển qua nhà dân khoảng cách rất hẹp. Chỉ cần lao dầm chạm 1 chút vào nhà dân là hỏng.’

1h sáng ngày 26/8, công tác lao tấm dầm thứ hai vắt qua sông Tô Lịch của dự án đường sắt trên cao được tiến hành.

1h sáng ngày 26/8, công tác lao tấm dầm thứ hai vắt qua sông Tô Lịch của dự án đường sắt trên cao được tiến hành.

Phiến dầm số 470 được hạ xuống trụ từ từ dưới sự theo dõi sát sao của các kỹ sư.

Phiến dầm số 470 được hạ xuống trụ từ từ dưới sự theo dõi sát sao của các kỹ sư.

Sau khi dầm được lao qua, công tác lắp đặt được đội ngũ công nhân tiến hành hết sức cẩn trọng.

Sau khi dầm được lao qua, công tác lắp đặt được đội ngũ công nhân tiến hành hết sức cẩn trọng.

Đội ngũ công nhân tiến hành hàn cố định thanh dầm mới lắp đặt vào trụ cầu.

Đội ngũ công nhân tiến hành hàn cố định thanh dầm mới lắp đặt vào trụ cầu.

3 giờ sáng ngày 26/8, những người công nhân trên công trường mới tranh thủ dùng bữa ăn đêm sau khi công tác lao dầm đã cơ bản hoàn thành. (Ảnh: Việt Linh)

3 giờ sáng ngày 26/8, những người công nhân trên công trường mới tranh thủ dùng bữa ăn đêm sau khi công tác lao dầm đã cơ bản hoàn thành. (Ảnh: Việt Linh)

Bình luận
vtcnews.vn