8 quy tắc cần nhớ khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng

Góc của nàngThứ Tư, 09/09/2015 04:29:00 +07:00

Nhà vệ sinh công cộng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, nhưng cũng không nguy hiểm bằng việc "nhịn tiểu" vì sợ bẩn. Để lợi cả đôi đàng, bạn nên lưu ý 8 điều sau nếu phải đi nhà vệ sinh chung.

Nhà vệ sinh công cộng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, nhưng cũng không nguy hiểm bằng việc "nhịn tiểu" vì sợ bẩn. Để lợi cả đôi đàng, bạn nên lưu ý 8 điều sau nếu phải đi nhà vệ sinh chung.

1. Vị trí buồng vệ sinh

Hầu hết chúng ta thường chọn buồng vệ sinh phía trong cùng hoặc ở giữa vì nghĩ chúng sẽ kín đáo và sạch hơn. Tuy nhiên, vì nhiều người cũng nghĩ như bạn nên hóa ra những buồng vệ sinh này thường là bẩn nhất. Trong khi đó, nhà vệ sinh ở phía ngoài lại chính là nơi sạch sẽ nhất dù tính riêng tư kém hơn.

2. Đứng xổm

Đây là tư thế đi vệ sinh tốt nhất khi khi sử dụng nhà vệ sinh ở nơi công cộng, điều này vô cùng cần thiết vì giúp hạn chế việc bạn phải tiếp xúc với bồn cầu. Sẽ có nhiều người cùng tiếp xúc với bồn cầu nơi công cộng, do đó, lượng vi khuẩn trú ngụ trên bồn cầu không phải là ít. Nếu tránh tiếp xúc với bồn cầu, bạn sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm vi trùng, kể cả nhiễm trùng nấm men, trùng roi... Tuyệt đối không giẫm lên bồn cầu để bảo vệ tài sản công cộng.

Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với bồn cầu. 

3. Mang theo giấy vệ sinh hoặc khăn giấy

Nhà vệ sinh công cộng có thể để sẵn giấy vệ sinh, nhưng chưa chắc sẽ không có vi khuẩn gây bệnh bám vào. Dự phòng để bảo vệ sức khỏe không bao giờ là thừa. Vậy nên bạn hãy mang theo giấy vệ sinh khi có việc phải đi ra ngoài hoặc đi du lịch để phòng ngừa những lúc như thế này. Bạn sẽ dễ dàng lau sạch bồn cầu trước khi sử dụng, nhờ đó cũng giúp yên tâm hơn trước vi trùng gây bệnh. Bạn có thể xếp một lớp giấy lót nếu muốn ngồi xuống bàn cầu. 

Bên cạnh đó, khi mở, đóng cửa nhà vệ sinh hay giật nước bồn cầu, bạn có thể dùng giấy vệ sinh để làm miếng lót ngăn cách không cho tay trực tiếp chạm vào nắm đấm cửa, từ đó giảm bớt được nguy cơ nhiễm khuẩn.

4. Dọn dẹp sau đó

Đừng nghĩ nhà vệ sinh công cộng thì có thể muốn để sao cũng được. Bạn nên giật nước sau khi sử dụng và lau chùi sạch sẽ nếu lỡ làm bẩn. Đây không chỉ là phép lịch sự cho người sử dụng tiếp theo mà cũng tránh vi trùng phát tán trong cộng đồng.

5. Lưu ý khi chạm vào vòi nước

Bồn rửa tay có thể là nơi bẩn nhất trong nhà vệ sinh. 

Rất nhiều người cho rằng bồn cầu là bẩn nhất, điều này có thể không đúng. Sàn nhà vệ sinh, bồn nước rửa tay, vòi nước đều có thể rất bẩn, đặc biệt là chỗ rửa tay, bởi vì đây là nơi ẩm ướt rất thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vòi nước cũng có thể là nơi bẩn nhất. Đó là lý do bạn nên dùng khăn giấy khi chạm mở và đóng vòi nước.

Sau khi đại tiện, nên rửa tay ít nhất 30 giây, từ cổ tay đến các đầu ngón tay. 

7. Có sản phẩm vệ sinh cần thiết

Hãy luôn giữ một chai nước rửa tay khô trong túi xách mỗi khi đi ra ngoài. Bạn sẽ vi không muốn vi khuẩn từ nhà vệ sinh lưu lại trên tay rồi bám vào quần áo, thức ăn, mặt mũi... Hơn nữa, không phải tất cả nhà vệ sinh đều được dọn dẹp sạch sẽ hay có xà phòng rửa tay. Vì vậy, nước rửa tay khô trong hoàn cảnh này là vô cùng cần thiết.

Nếu không có xà phòng và nước rửa tay, bạn có thể sử dụng gel rửa tay khô. 

8. Không ở lại quá lâu trong nhà vệ sinh

Nếu không bắt buộc phải ngồi lại lâu trong nhà vệ sinh công cộng thì bạn nên ra ngay sau khi "giải quyết" xong vấn đề. Thời gian bạn lưu lại trong đó càng lâu thì nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh càng tăng.

Dù nhà vệ sinh công cộng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, tuy nhiên, bạn dừng nên vì quá lo lắng mà nhịn tiểu. Nhịn tiểu lâu sẽ làm cho bàng quang phình to ra và chèn vào tử cung, làm cho tử cung đổ về sau và khó trở lại vị trí cũ, khiến cơ hội thụ thai bị giảm đi. Nhịn tiểu còn có thể gây ra sỏi thận và vỡ bàng quang, dẫn đến tử vong.

Lam Dung

Bình luận
vtcnews.vn