7 cách để dạy trẻ không trở thành người thực dụng

Giáo dụcThứ Tư, 08/02/2012 01:08:00 +07:00

(VTC News) - Một điều đáng lo ngại và khá khó khăn đối với các bậc cha mẹ là nuôi con làm sao đầy đủ nhưng để trẻ không trở thành 1 người thực dụng, vật chất.

(VTC News) - Các bậc phụ huynh thời nay có điều kiện kinh tế tốt để nuôi dạy con cái. Tuy nhiên có một điều đáng lo ngại và khá khó khăn đối với các bậc cha mẹ là nuôi con làm sao đầy đủ nhưng để trẻ không trở thành một người hiểu quá rõ hay trở thành một đứa trẻ thực dụng, vật chất.


Phụ huynh phải cố gắng thực sự để bảo vệ con trẻ khỏi sự tấn công ồ ạt của quảng cáo trên truyền hình, tạp chí, cũng như ảnh hưởng của bạn bè cùng trang lứa về những yếu tố có tính chất vật chất đối với con của mình.

Nghiên cứu về chủ đề này được trường doanh nhân Penn State’s Smeal thực hiện, theo trích dẫn của tác giả Michele Borba trên tờ No More Misbehavin. 

Theo đó, trẻ em bây giờ sống thực dụng, vật chất hơn và ngày một trẻ hóa. Vì vậy, nhiệm vụ của cha mẹ là truyền đạt cho con để xây dựng tính cách, đạo đức, tránh sự tác động của môi trường xung quanh.

 

Nói cách khác, cha mẹ cần phải trấn an trẻ rằng giá trị của con không dựa trên những gì con có mà là “Con là ai?”. Cha mẹ cần phải tìm hiểu một số cách để nuôi dạy con cái để con không trở thành một cá nhân sống quá phụ thuộc vào vật chất.

Các phương pháp sau đây có thể là tham khảo cho các ông bố bà mẹ thời hiện nay:

* Giới hạn con xem truyền hình:


Quy tắc này thường các chuyên gia đưa ra đầu tiên. Họ khuyên rằng trẻ em xem truyền hình không quá hai giờ mỗi ngày. Ngoài một số chương trình thì đa số vẫn không phù hợp với độ tuổi của trẻ, các quảng cáo xuất hiện trong chương trình thường gây sự chú ý của trẻ em và cuối cùng là chúng muốn những gì mà quảng cáo mời chào, bất kể nó có thật cần thiết với trẻ hay không.

Một cách khác để làm điều này là đánh lạc hướng trẻ em trong thời gian quảng cáo trên truyền hình. Nếu không, hãy giải thích cho trẻ về các kỹ thuật tiếp thị được sử dụng trong quảng cáo. Hoặc cho trẻ xem các chương trình không có quảng cáo.

* Chú ý đến những gì trẻ quan tâm:


Khi bạn nhìn thấy con muốn sử dụng quần jeans skinny, quần áo với các thương hiệu nổi tiếng như được quảng cáo trên các tạp chí, bạn hãy giải thích rằng không nhất thiết phải theo trào lưu. Lúc đầu trẻ có thể bực bội, khó chịu, và nói rằng bạn không hiểu được cảm xúc và mong muốn của chúng. Tuy nhiên, hãy cứ nhắc nhở con về điều trên, cuối cùng trẻ sẽ nhận ra yếu tố tích cực trong lời giải thích của bạn.

* Nói "không":


Không phải hành động nào phù hợp cũng luôn luôn được đứa trẻ đón nhận. Hơn nữa, theo Michele, bạn không thường xuyên có được những gì bạn mong muốn trong cuộc sống, phải không? Nói "không" hoặc từ chối mua những thứ trẻ muốn cũng không có gì là sai.

* Những quà tặng mà không cần phải bỏ tiền ra mua:

Thỉnh thoảng hãy đưa ra một ý tưởng tốt để rèn luyện trẻ, ví dụ như khuyến khích trẻ sáng tạo ra những món quà mà không cần tốn bất cứ khoản tiền nào, chẳng hạn như làm bưu ảnh, làm thơ, hoặc vẽ tranh minh họa để tặng cho các thành viên trong gia đình.

* Hãy trở thành một hình mẫu:


Trước khi bạn vội vàng đổ lỗi cho quảng cáo trên truyền hình hay bạn bè của trẻ, hãy nhìn vào chính mình một lần nữa. Bạn có muốn sưu tập các mặt hàng xa xỉ hoặc các đồ vật thường được đưa ra trong quảng cáo hay không?  

Nếu câu trả lời là có, là cha mẹ, bạn cần sửa chữa trước hết. Hãy nhớ, trẻ em bắt chước cha mẹ của mình. Nói cách khác, nếu cha mẹ muốn có một đứa con không quá coi trọng giá trị vật chất, hãy trở thành một ví dụ tốt cho trẻ. Sẽ là vô ích khi cha mẹ dạy trẻ không quá yêu thích hàng hóa xa xỉ trong khi người mẹ vẫn vui vẻ mua những đôi giày hoặc những chiếc túi xách với giá cắt cổ.

* Xin hãy dạy về các ưu tiên của bạn:


Sử dụng một quyết định mua sắm là một cơ hội để dạy cho con về kế hoạch tài chính, bao gồm việc làm thế nào để kiểm soát những ham muốn không cần thiết. Khi mua sắm cho các mục đích học hành chẳng hạn, hãy yêu cầu con liệt kê các đồ vật và con mong muốn và thực hiện ưu tiên cái nào trước cái nào sau, không nên đáp ứng tất cả mọi thứ cho con ngay cùng một lúc.

* Dạy con sự nhận thức về việc san sẻ:


Không nên ép buộc con bạn tặng người khác món quà con thích. Cha mẹ có thể là một ví dụ tốt bằng cách quyên góp từ thiện đồ đạc của bản thân và giải thích lý do tại sao bạn làm điều đó. Sau đó, hãy để cho đứa trẻ biết rằng trẻ có thể tặng đồ đạc của mình. Trẻ có thể cho người anh em họ nhỏ hơn hoặc trẻ em nghèo trong xã hội. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng hàng hóa chỉ là khách thể mà thôi.

Trẻ cũng học được cách cho đi để người khác có niềm vui như trẻ đã có niềm vui khi được nhận quà.


Hoàng Đặng

Bình luận
vtcnews.vn