Cận cảnh thủy phi cơ DHC-6 lướt sóng Trường Sa

Thời sựThứ Năm, 01/05/2014 07:00:00 +07:00

Chiếc thủy phi cơ có tốc độ bay tối đa trên 300km/h, tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km.(Theo Đất Việt)

Đoàn công tác số 5 ra Trường Sa vừa qua may mắn được đón chiếc thủy phi cơ DHC-6, mang số hiệu VNT-777, đưa các cán bộ của lực lượng Hải quân Việt Nam ra thăm đảo và chào đoàn.

Đoàn công tác số 5 ra Trường Sa vừa qua may mắn được đón chiếc thủy phi cơ DHC-6, mang số hiệu VNT-777, đưa các cán bộ của lực lượng Hải quân Việt Nam ra thăm đảo và chào đoàn.

Chiếc thủy phi cơ này được trang bị cho lực lượng Không quân, Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h, tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km.

Chiếc thủy phi cơ này được trang bị cho lực lượng Không quân, Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h, tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km.

Thời gian bay lâu nhất là 8,76 giờ.

Thời gian bay lâu nhất là 8,76 giờ.

Máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ở cả những đường băng cỏ, đất, cát và trên mặt nước.

Máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ở cả những đường băng cỏ, đất, cát và trên mặt nước.

Thủy phi cơ thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; tham gia chở khách, cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng giúp đỡ các lực lượng đi biển khi gặp nạn.

Thủy phi cơ thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; tham gia chở khách, cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng giúp đỡ các lực lượng đi biển khi gặp nạn.

Từ ngoài biển, chiếc thủy phi cơ hạ cánh xuống đường băng tại thị trấn Trường Sa.

Từ ngoài biển, chiếc thủy phi cơ hạ cánh xuống đường băng tại thị trấn Trường Sa.

Sau đó cất cánh và lướt trên mặt biển.

Sau đó cất cánh và lướt trên mặt biển.

Rồi lại bay lên không trung chào tạm biệt Trường Sa.

Rồi lại bay lên không trung chào tạm biệt Trường Sa.

Trước đó, ngày 19/3 đã trở thành dấu mốc quan trọng khi chiếc thủy phi cơ DHC-6 lần đầu tiên chở khách và hàng hóa, nhu yếu phẩm từ đất liền hạ cánh an toàn tại sân bay Trường Sa, mở ra thời kỳ mới về thiết lập cầu hàng không bằng thủy phi cơ nối đất liền với các vùng biển, đảo xa bờ.

Trước đó, ngày 19/3 đã trở thành dấu mốc quan trọng khi chiếc thủy phi cơ DHC-6 lần đầu tiên chở khách và hàng hóa, nhu yếu phẩm từ đất liền hạ cánh an toàn tại sân bay Trường Sa, mở ra thời kỳ mới về thiết lập cầu hàng không bằng thủy phi cơ nối đất liền với các vùng biển, đảo xa bờ.

Đúng 7h ngày 19/3, máy bay rời sân bay Cam Ranh thẳng hướng Trường Sa. Sau đúng 2 giờ bay, vượt chặng đường hơn 500km, vào lúc hơn 9h cùng ngày thủy phi cơ có số hiệu VNT 777 đã hạ cánh an toàn trên đường băng sân bay Trường Sa trong niềm vui khôn xiết của quân dân nơi đây.

Đúng 7h ngày 19/3, máy bay rời sân bay Cam Ranh thẳng hướng Trường Sa. Sau đúng 2 giờ bay, vượt chặng đường hơn 500km, vào lúc hơn 9h cùng ngày thủy phi cơ có số hiệu VNT 777 đã hạ cánh an toàn trên đường băng sân bay Trường Sa trong niềm vui khôn xiết của quân dân nơi đây.

Bình luận
vtcnews.vn