Tỉ lệ chọi "cảnh báo" cho thí sinh biết điều gì?

Giáo dụcThứ Tư, 18/05/2011 09:22:00 +07:00

(VTC News) – Tỉ lệ chọi thấp chưa chắc đã vội mừng. Tỉ lệ chọi cao cũng không hẳn là rào cản để thí sinh không dám lựa chọn ngành nghề mình yêu thích.

(VTC News) – Tỉ lệ chọi thấp chưa chắc đã vội mừng. Tỉ lệ chọi cao cũng không hẳn là rào cản để thí sinh không dám lựa chọn ngành nghề mình yêu thích.

Đến thời điểm này, các trường ĐH đã và đang công bố tỉ lệ chọi trong mùa tuyển sinh năm 2011. Nhìn vào bảng số liệu này, nhiều phụ huynh và học sinh có những tâm trạng khác nhau. Tuy nhiên, cũng không quá lo lắng hoặc mừng vội. Bởi đây mới chỉ là số lượng thống kê ban đầu. Trên thực tế tỉ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Số lượng đăng ký và số TS đến thi bao giờ cũng chênh nhau khá lớn.  

Trước hết, học sinh và phụ huynh không nên quá lo vì trường mình ĐKDT năm nay có tỉ lệ chọi cao. Đây mới chỉ là số lượng hồ sơ được thống kê theo số học sinh đăng kí.

Trên thực tế, học sinh tham gia kì thi tuyển sinh không hoàn toàn đầy đủ. Số học sinh vắng có thể là do trượt tốt nghiệp trong kì thi sắp tới hoặc bỏ thi vì nhiều lí do, trong đó có không ít số học sinh nộp hồ sơ ĐKDT hai hoặc ba trường, khi đi thi chỉ chọn một trường.

Mặt khác, giả sử nếu học sinh đi thi tương đối đầy đủ, ta không chỉ nhìn vào lượng hồ sơ mà nên nhìn vào chỉ tiêu tuyển sinh. Có một số ngành tỉ lệ chọi cao song chỉ tiêu tuyển cũng rất nhiều nên cơ trúng tuyển không thấp.

Đáng ngại nhất là những trường có chỉ tiêu ít nhưng lượng hồ sơ nhiều, tỉ lệ chọi cao. Ví dụ ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Cần Thơ có tỷ lệ chọi cao nhất là 1/38, trong khi ngành này chỉ lấy 80 chỉ tiêu trong 3.061 hồ sơ nộp vào. Những ngành này khó vào thật sự nhưng những học sinh có học lực khá vẫn có cơ hội trúng tuyển. Trước tiên, để thi đỗ, học sinh phải học tập ôn thi nghiêm túc, có ý tức với chính bản thân mình thì kết quả kì thi sẽ mang lại hiệu cao.

Tuy nhiên ta cũng không chủ quan vì năm nay trường mình thi có tỉ lệ chọi thấp. Tùy vào từng trường hợp, tùy vào trường, vào chất của học sinh mà cuộc vượt vũ môn này khác nhau.

Ví dụ năm nay ngành Dược sĩ của Trường ĐH Y dược TPHCM có 6488 hồ sơ ĐKDT nhưng trường chỉ lấy 300 chỉ tiêu, như vậy tỉ lệ chọi của trường này là 1/21,6. Trong khi đó ngành điều dưỡng của trường này có tỉ lệ chọi là 30,1 nhưng xét tên thực tế thí sinh thi vào ngành dược khó đậu hơn ngành điều dưỡng bởi mặt bằng học sinh ĐKDT vào ngành dược thường có học lực khá giỏi cao hơn ngành điều dưỡng.

Mặt khác, có những trường số lượng thí sinh ĐKDT ít hơn chỉ tiêu và tỉ lệ chọi nhỏ hơn một (ví dụ nhiều ngành ở trường ĐH Sư phạm TPHCM có tỉ lệ chọi dưới 1, nhất là các ngành ngoại ngữ, thấp nhất là ngành cử nhân song ngữ Nga - Anh, tỉ lệ chọi chỉ 1/0,2) nhưng trong thực tế, không phải số lượng thấp vậy mà chủ quan mình có điểm thi trên điểm sàn sẽ đậu. Kinh nghiệm các năm trước cho thấy trường này không hạ điểm chuẩn mà chỉ lấy những thí sinh đủ điểm quy định, phần còn lại sẽ chờ lấy nguyện vọng 2.

Như vậy, tỉ lệ chọi chỉ là con số tạm thời. Việc thí sinh thi đỗ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Điều quan trọng lúc này là thay vì lo lắng hoặc chủ quan, thí sinh biết xác định được tỉ lệ chọi ngành học của mình định thi vào, từ đó phải nỗ lực học ôn, tạo một tâm thế tốt nhất để bước vào kì thi.

Đào Tấn Trực

 

 

Bình luận
vtcnews.vn