Kỳ thi quốc gia 2015: Hiệu trưởng đại học góp ý gì?

Giáo dụcChủ Nhật, 17/08/2014 07:16:00 +07:00

(VTC News) – Hiệu trưởng các trường đại học trong cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để tổ chức kỳ thi quốc gia 2015.

(VTC News) – Hiệu trưởng các trường đại học trong cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để tổ chức kỳ thi quốc gia 2015.

Trong Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ năm 2014, đa số hiệu trưởng các trường đại học chọn phương án 2 cho kỳ thi quốc gia năm 2015.
kỳ thi quốc gia 2015
Lãnh đạo các trường đại học trên cả nước tham gia góp ý cho kỳ thi quốc gia 2015 
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga mong muốn lãnh đạo các trường đại học tập trung thảo luận theo về tổ chức một kỳ thi quốc gia có hai mục đích: Xét tốt nghiệp THPT (cần có những môn bắt buộc để đánh giá kết quả học tập ở bậc phổ thông của học sinh), là cơ sở xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
 
Lãnh đạo các trường đã đóng góp nhiều ý kiến để đảm bảo cao nhất tính nghiêm túc, khách quan phản ánh đúng chất lượng; kết quả của kỳ thi đạt độ tin cậy để các trường ĐH, CĐ lấy làm căn cứ xét tuyển.
Ông Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng, kỳ thi quốc gia 2015
Ông Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng 
Ông Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng chia sẻ: “Tôi mong muốn bỏ kỳ thi tốt nghiệp  phổ thông, để thi đại học vì 2 kỳ thi giống nhau. Bộ đưa ra 3 phương án, tôi nghĩ phương án 2 là tốt nhất, phù hợp với thực tế nên thực hiện ngay trong năm 2015. Toán - Ngữ văn và Ngoại ngữ rất phù hợp vì các môn thi đều quan trọng. 

“Về ngoại ngữ tuy khác nhau về trình độ ở các vùng miền, theo tôi bộ nên có biện pháp tính toán để các thí sinh vùng khó khăn đỡ thiệt thòi”, ông Nam góp ý thêm.

Vị lãnh đạo này cho rằng, để tổ chức một kỳ thi quốc gia 2015, khâu quan trọng nhất ra đề, coi thi, chấm thi.

Bạn lựa chọn phương án nào cho kỳ thi quốc gia chung 2015?

  • Phương án 1: Thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ; Thí sinh phải đăng ký bắt buộc 4 môn
  • Phương án 2: Thi 8 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi
  • Phương án 3: Thi 11 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được chọn để tổng hợp thành 4 bài thi
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Bộ GD-ĐT ra đề như lâu nay là tối ưu nhất. “Theo tôi, công tác coi thi cho kỳ thi này là 1 người  là giáo viên đại học và 1 giáo viên phổ thông như vậy là yên tâm nhất. Thanh tra phải là của Bộ và của các trường đại học. Đối với chấm thi vẫn nhờ cả giáo viên phổ thông chấm”, Giám đốc ĐH Đà Nẵng đề xuất.

Cũng có cùng quan điểm này, lãnh đạo ĐH Phương Đông ủng hộ phương án 2 nhưng băn khoăn lo lắng vì chưa tin cậy kỳ thi phổ thông hiện nay.

Mục đích của kỳ thi xét tốt nghiệp là tốt nhưng để thực hiện xét vào đại học hơi khó. Người muốn vào đại học quá đông nhưng năng lực thấp.

“Tình hình dạy và học phổ thông chưa cải tiến được cách dạy và học như hiện nay, e chuyển ngay vào đại học sẽ gây nhiều khó khăn. Bộ cần nghiên cứu cách ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi như thế nào cho phù hợp”, lãnh đạo ĐH Phương Đông lưu ý.
Ông Đặng Kim Vui - Giám đốc ĐH Thái Nguyên
Ông Đặng Kim Vui - Giám đốc ĐH Thái Nguyên 
Trong khi đó, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho rằng, nếu tổ chức 2 kỳ thi như hiện nay rất tốn kém cho xã hội, tổ chức 1 kỳ thi như Bộ đưa ra là đúng đắn.

“Công tác tổ chức ra đề, coi thi, chấm thi chúng ta đủ năng lực làm ngay trong năm 2015”, ông Vui khẳng định.

Lãnh đạo ĐH Thái Nguyên cũng đề nghị, Bộ GD-ĐT, thực hiện theo phương án 2 đã đưa ra vì phương án này phù hợp đúng lộ trình đổi mới giáo dục. Để thực hiện tốt phương án này, cấu trúc của đề thi hết sức quan trọng.

Bộ ra đề thi cần phải đảm bảo yêu cầu là một phần đảm bảo tốt nghiệp THPT và một phần thiết kế đảm bảo phân hóa, trung bình, khá, giỏi để các trường ĐH dễ chọn.

“Tôi tin tưởng Bộ quản lý tốt  khi thực hiện tổ chức kỳ thi quốc gia 2 trong 1 và giao quyền tự chủ cho các địa phương, các trường thực hiện. Có thể đưa các trường đại học tham gia vào quản lý, thanh tra, kiểm tra, chấm thi trong kỳ thi. Bộ khẩn trương thực hiện phương án thi này ngay trong năm 2015” - ông Vui nhấn mạnh.

 Phương án 2 – Lựa chọn 4 bài thi
Trong kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm:
- Bài thi Toán;
- Bài thi Ngữ văn;
- Bài thi Ngoại ngữ;
- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học và Sinh học);
- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lí);
Có 5 buổi thi trong 2,5 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Mỗi thí sinh phải thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; 1 bài thi do học sinh tự chọn từ Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.


Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn