5 'trái tim' thú vị được tìm thấy trong vũ trụ

Khám pháThứ Năm, 15/02/2024 07:59:58 +07:00
(VTC News) -

Các vật thể hình trái tim có rất nhiều trong vũ trụ và đến từ nhiều nguồn khác nhau và 5 vật thể hình trái tim đẹp nhất được nhìn thấy trong không gian.

(Ảnh: NASA Goddard)

(Ảnh: NASA Goddard)

Trong bức ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble, hai thiên hà có kích thước gần giống nhau thể hiện sức hút lẫn nhau, khi chúng va chạm từ từ rồi xoắn vào nhau tạo thành hình trái tim mang tính biểu tượng đặc biệt.

Hai thiên hà này nằm cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng và được đặt tên là thiên hà NGC 4038 và NGC 4039, chúng đang ở giữa một “cuộc tán tỉnh” lâu dài bắt đầu khoảng một tỷ năm trước và có thể kéo dài thêm một tỷ năm nữa. Vào thời điểm cuối cùng của sự kiện, hai thiên hà sẽ trở thành một.

(Ảnh: JAXA)

 (Ảnh: JAXA)

Đá không gian có thể có nhiều hình dạng quen thuộc, tùy thuộc vào góc nhìn và trí tưởng tượng của bạn. Chúng có thể mang hình dạng một con vịt cao su, con quay và hạt đậu phộng, và hình dạng trái tim cũng không ngoại lệ.

Trái tim được hiển thị ở đây là tiểu hành tinh Itokawa, nó dài khoảng 330 mét, thỉnh thoảng lại tiếp cận gần Trái đất, khi nó quay quanh Mặt trời cứ 18 tháng một lần. Tảng đá này đủ lớn và đến đủ gần quỹ đạo Trái đất nên nó được coi là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm - mặc dù không có khả năng xảy ra va chạm trong ít nhất 100 năm tới.

Vật thể IC 1805 có biệt danh là Tinh vân Trái tim. (Ảnh: Byronmhome/ CC BY-SA 4.0)

Vật thể IC 1805 có biệt danh là Tinh vân Trái tim. (Ảnh: Byronmhome/ CC BY-SA 4.0)

Vật thể IC 1805 có biệt danh là Tinh vân Trái tim. Ở giữa trung tâm tinh vân này có một nhóm các ngôi sao sáng, một số trong đó nặng gấp 50 lần khối lượng Mặt trời. Những ngôi sao lớn này tạo ra gió sao cực kỳ mạnh mẽ đẩy khí phân tử hoạt động mãnh liệt xung quanh thành trái tim hai thùy có thể nhìn thấy trong bức ảnh.

(Ảnh: NASA Goddard)

 (Ảnh: NASA Goddard)

Một trong những trái tim nổi tiếng nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta nằm trên bề mặt băng giá của Sao Diêm Vương. "Trái tim" mang tính biểu tượng của Sao Diêm Vương thực chất là một đồng bằng băng nitơ khổng lồ trải dài hơn 1.590 km.

Các quan sát từ tàu vũ trụ New Horizons của NASA tiết lộ rằng, khu vực này cũng có “nhịp tim” riêng biệt giúp điều khiển các mô hình lưu thông khí quyển trên toàn bộ hành tinh. Băng nitơ của vùng trái tim bay hơi dưới ánh nắng mặt trời vào ban ngày, trước khi ngưng tụ lại thành băng vào ban đêm.

(Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS).

(Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS).

Đặc điểm sáng màu này trên bề mặt Sao Hỏa có thể trông giống như một hình xăm, nhưng thực tế nó là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch cổ đại. Một vòng tròn màu đen đánh dấu hố va chạm ở đầu dưới của quả tim. Cú va chạm này có thể đã thổi bay vật chất bề mặt tối hơn khỏi vị trí va chạm, để lộ phần lõi bụi có màu sáng hơn bên dưới.

HUỲNH DŨNG(Nguồn: Livescience)
Bình luận
vtcnews.vn