Từ vụ Nguyễn Đức Nghĩa: Hòa giải và yêu thương

Bạn đọc viếtChủ Nhật, 14/11/2010 06:54:00 +07:00

(VTC News) - Thêm một ý kiến của độc giả về vụ Nguyễn Đức Nghĩa, suy ngẫm từ "mang đạo nghĩa thắng hung tàn" trong quá khứ đến "hòa giải và yêu thương" thời nay

(VTC News) - Thêm một ý kiến của độc giả về vụ Nguyễn Đức Nghĩa, với suy ngẫm từ "mang đạo nghĩa thắng hung tàn" trong quá khứ đến "hòa giải và yêu thương" trong xã hội hiện đại.


Trước khi chia sẻ qua điểm của mình , tôi xin phép gia đình ông Ba và bà Chuân xin thắp cho chị Linh và ông Hùng nén tâm hương, cầu cho Chị Linh sớm siêu tinh tịnh độ, ông Hùng sớm được về cõi thiên đàng bên Chúa. Và xin 2 gia đình cho tôi được nhắc tên những người quá cố trong chia sẻ này, mặc dù tôi không muồn gợi lại nỗi đau.

Thưa các bạn, tôi đã theo dõi vụ án Nguyễn Đức Nghĩa khi bắt đầu phát hiện thi thể chị Linh cho đến hôm nay đã qua 2 lần xử của tòa sơ thẩm và phúc thẩm, một vụ án đã để lại bao nhiêu đau thương mất mát và cách ứng xử con người với con người. Từ khi phát hiện thi thể chị Linh cho đến trước khi ông Nguyến Đức Hùng qua đời, tôi hoàn toàn ủng hộ với phán quyết của tòa sơ thẩm vì kẻ ác phải đền tội. Nhưng khi ông Hùng tử nạn vì tai nạn giao thông, gia đình bà Chuân thật là gặp đại họa, trong cõi nhân gian khi có ai gặp nan chúng ta đều giang vòng tay ra cứu giúp đồng loại - đó là đạo lý của người Việt Nam ta.

Mọi người đã nhìn thấy bà Chuân tiều tụy như thế nào: vết thương trên người vẫn còn, đôi mắt sưng húp vì cạn dòng nước mắt, nỗi đau tột cùng của một người phụ nữ khi gặp biến cố nhất trong đời... Trong hoàn cảnh đó, nếu như ông Ba chia bàn tay ra cho Nghĩa và bà Chuân thì không những mang đại phúc cho Nghĩa và gia đình bà Chuân mà ông cũng làm được nhiều hồng đức cho con cháu sau này và tiếng thơm của ông lưu truyền muôn đời về cách ứng xử tình người.

Kinh nhà Phật có câu: “Cứu một người phúc đẳng hà sa", trong trường hợp này ông Ba đều có thể làm được. Biết rằng về lý ông Ba hoàn toàn đúng, nhưng nếu trong cuộc sống chi lấy oán để hành xử thì chỉ làm nỗi đau tăng thêm mà thôi. Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi có câu “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", xã hội văn minh hiện đại có ngày hòa giải và yêu thương.

Tôi hoàn toàn thông cảm và chia sẻ với ông Ba về mất mát của gia đình, nhưng giá như ông đừng quá lạnh lùng trước lời van xin của bà Chuân thì người đàn bà ấy cũng được an ủi trước nỗi đau quá lớn này, dẫu tất cả còn chờ pháp luật phán xét. Còn tiếng vỗ tay khi tòa tuyên án kia đó là biểu hiện cảm xúc của mỗi người, nhưng trong cuộc đời ai cũng có lần sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ mong rằng đừng “cười người hôm trước hôm sau người cười", không được lời động viên thì không nên xát thêm muối vào lòng người khác vì vụ án này mất mát quá nhiều.

Tòa đã tuyên án, nhưng vụ án chưa khép lại, cơ hội của Nghĩa vẫn còn khi viết thư xin tha tội chết gửi Chủ tịch nước. Trong những năm qua tôi biết rằng Chủ tịch nước hàng năm đặc xá cho rất nhiều phạm nhân kể cả phạm nhân tử tù. Về lý thì tòa đã tuyên rồi, còn về xét về đặc xá thì thiên về tình, thiên về khoan hồng. Xét trong hoàn cảnh cụ thể của gia đình bà Chuân tôi thấy, gia đình bà là gia đình công giáo nhưng mẫu mực, ông Hùng đã có nhiều đóng góp cho công đồng xã hội, bản thân ông Hùng là thương binh, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia đình được bà con khu phố kính trọng. Ông Hùng không may bị tai nạn qua đời, trước khi mất ông cũng chỉ mong con ông được sống để làm lại cuộc đời.

Tôi không họ hàng thân thích gì với gia đình bà Chuân, nhưng tôi viết dòng này từ trái tim tôi khi thấy hoàn cảnh của bà Chuân quá bi đát, rất mong được cộng đồng góp thêm tiếng nói gửi đến Chủ tịch nước và hội đồng xét ân xá xem xét đến hoàn cảnh của nhừng người đang sống, để trong tâm mỗi người luôn hòa giải và yêu thương, để xã hội luôn hoàn thiện cả về pháp lý và nhân nghĩa. Xin trân trọng cám ơn!

Mai Xuân Nghị

Bình luận
vtcnews.vn