Nóng tối 14/7: Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, hú còi inh ỏi

Thời sựThứ Hai, 14/07/2014 08:10:00 +07:00

(VTC News) - Trong quá trình tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan đấu tranh tuyên truyền, tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc, hú còi inh ỏi.

(VTC News) - Trong quá trình tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan đấu tranh tuyên truyền, tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc, áp sát, hú còi cản phá tàu ta.

Theo Cục Kiểm ngư, ngày 14/7, Trung Quốc duy trì khoảng 108-112 tàu các loại, trong đó có 42-43 tàu hải cảnh, 15-16 tàu vận tải, 16-17 tàu kéo, 30-31 tàu cá và 5 tàu quân sự tại khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép.


Tại thực địa, các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của ta thực hiện việc tiếp cận giàn khoan, cách giàn khoan 10-11 hải lý đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng. Ảnh: AP
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng. Ảnh: AP 

“Khi các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì tàu của Trung Quốc dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, áp sát (lúc gần nhất cách tàu của ta khoảng 100-200m), hú còi, ngăn cản không cho các các tàu của ta vào gần giàn khoan, các tàu của ta vẫn chủ động vòng tránh linh hoạt, kiên trì bám trụ đấu tranh", Cục Kiểm ngư thông tin.

Các tàu cá của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở phía Tây - Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý. Trên khu vực tàu cá của ta đánh bắt, các tàu cá Trung Quốc hoạt động tại vùng biển của ta dưới sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh và 1 tàu dịch vụ của Trung Quốc thường xuyên bám sát ngăn cản, ép hướng các tàu cá của ta.  

Dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt thủy sản và đảm bảo an toàn.

"Chiến thuật giàn khoan" của Trung Quốc


Theo Chinhphu.vn, một số nhà quan sát quốc tế đã cảnh báo rằng Trung Quốc đang chơi một chiến thuật nguy hiểm. Họ đóng thật nhiều giàn khoan và dựa vào lực lượng tàu Hải giám, Hải cảnh hùng hậu để hộ tống. Cứ thế, họ sẽ đưa nó đến bất cứ đâu trong Biển Đông. Qua việc đặt tiếp giàn khoan Nam Hải 9 và Nam Hải 4 của Trung Quốc ta thấy có lẽ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến thuật nham hiểm trên.

Inquirer - tờ nhật báo hàng đầu của Philippines hôm 13/7 cho biết quan chức ngoại giao Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố rằng, các hoạt động khai thác dầu khí của công ty nước ngoài ở vùng biển Trung Quốc tranh giành với các nước trên Biển Đông mà không có sự cho phép của Trung Quốc là “bất hợp pháp”.

Video âm mưu của Trung Quốc:

Theo tờ Inquirer, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vừa chỉ trích thông tin cho biết một công ty năng lượng ở London đã được Chính phủ Philippines cho phép gia hạn thêm một năm kế hoạch khoan trong một dự án khí đốt tự nhiên ở Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) trên Biển Đông.

Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh rằng: “Không có sự cho phép của Trung Quốc, việc khai thác dầu khí của bất kỳ công ty nước ngoài nào trong vùng biển dưới quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc là phi pháp và không có giá trị”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines sẽ có tuyên bố chính thức về bình luận của ông Hồng Lỗi vào ngày thứ hai, 14/7.

Trong khi đó, một nghị sĩ Philippines cho rằng Trung Quốc thường đưa ra tuyên bố chủ quyền vô lý đối với một phần thềm lục địa không thể tranh cãi của Philippines. “Bắc Kinh hoàn toàn sai lầm nếu họ nghĩ rằng có thể hăm dọa được Philippines với chiến thuật bắt nạt của mình”, nghị sĩ này cho biết.

Thái độ rõ ràng của nhân dân Mỹ đối với Trung Quốc

Báo Lao động dẫn lời tiến sĩ - luật sư Hoàng Ngọc Giao, chuyên gia nghiên cứu về Luật Biển quốc tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển cho biết, Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ là một văn bản có tính quyền lực rất cao, do cơ quan lập pháp của Mỹ ban hành. Văn bản có tính giá trị pháp lý cao nhưng lại hết sức cụ thể.

Nghị quyết nêu rõ: Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, đảm bảo nguyên trạng trước thời điểm tháng 5.2014; lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương...

Thông thường, mỗi một Nghị quyết khi được đem ra bàn thảo thông qua thường có sự phân hóa, thế nhưng Nghị quyết 412 được Thượng viện Mỹ thông qua với 100% phiếu thuận là một điều ít thấy. Điều này thể hiện Quốc hội Mỹ nhất trí hoàn toàn việc lên án sử dụng các hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc với mưu đồ nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông.

Tiến sĩ - luật sư Hoàng Ngọc Giao - chuyên gia nghiên cứu về Luật Biển quốc tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển.
Tiến sĩ - luật sư Hoàng Ngọc Giao - chuyên gia nghiên cứu về Luật Biển quốc tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển.  

“Không hy vọng sau Nghị quyết 412 của Quốc hội Mỹ, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng đây là thông điệp, lập trường rõ ràng của nhân dân Mỹ yêu cầu Trung Quốc không được dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở biển Đông. Với thái độ mạnh mẽ như vậy, tôi hy vọng chính quyền Trung Quốc phải tính toán lại chính sách của mình...” - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nói thêm.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

» Nóng sáng 11/7: TQ dùng máy bay cánh bằng uy hiếp tàu VN
» Nóng chiều 10/7: Mỹ công khai chụp ảnh 'doạ' Trung Quốc
» Nóng sáng 10/7: Hai tàu chiến Trung Quốc áp sát tàu Việt Nam


PV(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn