Những quốc gia "thâu tóm" giải Nobel hơn 100 năm qua

Thế giớiThứ Tư, 12/10/2011 07:05:00 +07:00

(VTC News) - Là giải thưởng uy tín hàng đầu, Nobel cũng trở thành một tiêu chí để đánh giá những môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi nhất thế giới.

(VTC News) - Sau một tuần diễn ra liên tục trong sự mong chờ của toàn thế giới, mùa Nobel năm nay đã khép lại với giải Nobel Kinh tế được công bố dành cho 2 nhà kinh tế học người Mỹ.

Ra đời theo nguyện vọng cuối cùng trước khi qua đời của nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel, người đã phát minh ra thuốc nổ, Nobel là giải thưởng cao quý nhất dành cho những cá nhân hay tổ chức có các đóng góp to lớn trong khoa học và xã hội. Ngoài 5 lĩnh vực có trong di chúc của A.Nobel là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học và Hòa bình, năm 1969 một giải Nobel Kinh tế đã được thêm vào danh sách để tưởng niệm nhà khoa học đáng kính.

Sau hơn 100 năm lịch sử kể từ lần đầu tiên xuất hiện năm 1901, đã có trên 800 cá nhân và tổ chức vinh dự được nhận giải thưởng này. Là giải thưởng uy tín hàng đầu, Nobel cũng trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá những môi trường công tác và nghiên cứu khoa học thuận lợi nhất trên thế giới.

Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Thụy Điển là những quốc gia đang đứng đầu về số lượng công dân được trao giải Nobel. 

Những quốc gia "áp đảo" về số công dân đạt giải Nobel:

Vật lí: Mỹ 90 người, Đức 32 người, Anh 22 người, Pháp 11 người và Nga 10 người.

Hóa học:
Mỹ 60 người, Đức 30 người, Anh 28 người, Pháp 8 người và Thụy Sĩ 6 người.

Sinh học:
Mỹ 96 người, Anh 32 người, Đức 22 người, Pháp 10 người và Thụy Sĩ 9 người.

Văn học:
Pháp 15 người, Mỹ và Anh cùng 12 người, Đức 10 người và Thụy Điển 8 người.

Hòa bình:
Mỹ 22 người, Anh 14 người, Pháp 9 người, Đức 6 người và Thụy Điển 5 người.

Kinh tế:
Mỹ 47 người, Anh 8 người và Đức, Pháp, Thụy Điển, Nga, Hà Lan mỗi nước có 2 người.

Trong số 5 quốc gia có lượng công dân đoạt nhiều giải Nobel nhất, đứng đầu là Mỹ với 333 người, Anh 116 người, Đức 102 người, Pháp 58 người và Thụy Điển 29 người.

Người Mỹ vẫn luôn áp đảo trong các lĩnh vực khoa học, dẫn đầu 5 trong số 6 lĩnh vực được trao giải.

Như vậy, qua nhiều năm, những nơi được xem như thiên đường cho các nhà khoa học thực hiện công tác nghiên cứu vẫn là Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Thụy Điển - các quốc gia có truyền thống lâu đời trong các lĩnh vực khoa học và xã hội.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn