Mỹ công, thủ toàn diện trong chiến lược trở lại châu Á

Thế giớiThứ Ba, 18/01/2011 10:38:00 +07:00

(VTC News) - Hiệu quả hành động phía đông và phía tây như thế nào, đến khi họ “quay trở lại” châu Á lần sau, e rằng mới có thể nhìn thấy rõ hơn.

(VTC News) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vừa qua đại diện cho Mỹ thăm 3 bước châu Á, còn Phó Tổng thống Mỹ Biden, Ngoại trưởng Mỹ Hillary lại đến Yemen và Pakistan để gia cố bình phong chống khủng bố. Điều này cho thấy Mỹ đang “công”, “thủ” toàn diện trong chiến lược “quay trở lại” châu Á.

Tân Hoa Xã ngày 16/1 đưa tin, Mỹ “trở lại châu Á” một cách sôi động được cho là một đặc điểm lớn trong điều chỉnh chiến lược năm 2010.

Thực ra, đây là một sự khái quát không hoàn toàn chính xác về việc Mỹ có ý định nhanh chóng thoát khỏi hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan, chuyển sang can dự trên thế mạnh vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy chiến lược châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ chưa từng “rời khỏi” châu Á, vì sao phải “trở lại”?

Tàu sân bay Carl Vinson tại cảng Busan, Hàn Quốc 

Tuy nhiên, các quan chức cao cấp Mỹ trong tuần này lại thực sự “quay trở lại” châu Á. Tháng 11/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chia 3 hướng hầu như đồng thời có chuyến thăm các nước châu Á.

Tầm quan trọng của khu vực này trong bàn cờ chiến lược của Mỹ tiếp tục được xác nhận. Tháng 1/2011, một số nhà lãnh đạo Mỹ lại "quay trở lại châu Á": Từ ngày 9 - 12, Robert Gates thăm Trung Quốc; ngày 11/1, Hillary Clinton bất ngờ tới Yemen; ngày 12/1, Phó Tổng thống Joseph Biden bất ngờ thăm Pakistan; cùng ngày, Robert Gates đã tới Nhật Bản, ngày 14/1 đến thăm Hàn Quốc.

Năm mới bắt đầu, đợt hoạt động ngoại giao lớn đầu tiên vẫn tiếp tục diễn ra tại châu Á, không những được dư luận quan tâm rộng rãi, mà có ý nghĩa sâu sắc.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Robert Gates, cấp cao Trung Quốc và Mỹ đã đạt được rất nhiều đồng thuận, đã phát đi tín hiệu tích cực về trao đổi quân sự song phương với bên ngoài. Mặc dù sự khác biệt, khó khăn vẫn còn tồn tại, nhưng sự tương tác cấp cao quân sự song phương lần này vẫn là một bước đi quan trọng phát triển quan hệ quân sự song phương.  

Đối thoại và trao đổi quân sự Trung-Mỹ chắc chắn sẽ có lợi cho nuôi dưỡng và tăng cường lòng tin chiến lược giữa hai nước, và quan hệ quân sự Trung-Mỹ lại là một bộ phận quan trọng của quan hệ Trung-Mỹ, vì vậy, một quan hệ quân sự song phương lành mạnh, ổn định có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng quan hệ Trung-Mỹ toàn diện, hợp tác tích cực trong thế kỷ 21.

Khi vừa rời khỏi Trung Quốc, Robert Gates đã chuyển đến thăm Nhật Bản. Một mặt tiến hành cải thiện quan hệ quân sự Trung-Mỹ, mặt khác lại làm sâu sắc liên minh Mỹ-Nhật, có thể gọi là cách làm “bắt cá hai tay” điển hình.

Sau khi thăm Trung Quốc và Nhật Bản, Robert Gates lại tăng thêm một chuyến đi đến Hàn Quốc, khẳng định lại tầm quan trọng của đồng minh chiến lược Mỹ-Hàn.

Ngoại trưởng Nhật Bản Maehara hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates sáng ngày 13/1/2011 

Nếu nói một trong những trọng điểm của chuyến thăm ba nước của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates là tình hình an ninh Đông Bắc Á, thì động thái ngoại giao tại Yemen và Pakistan đã được triển khai xung quanh nhiệm vụ chống khủng bố.

Sự kiện 11/9 xảy ra đến nay đã gần 10 năm, trong thời gian đó Mỹ luôn giơ cao ngọn cờ “chống khủng bố”, tiến công liên tục ở các nơi trên thế giới, lần lượt phát động chiến tranh Afghanistan và chiến tranh Iraq.

Nhưng tai họa cũ chưa qua đi, tai họa mới lại đến, kết quả là “càng chống càng khủng bố”. Sau chiến tranh Afghanistan, khu vực biên giới giữa Pakistan và Afghanistan đã trở thành cứ điểm của tổ chức khủng bố.

Bắt đầu từ năm 2009, Yemen cũng trở thành cứ điểm quan trọng mới của chi nhánh bán đảo Ả Rập của tổ chức khủng bố, liên tục tạo ra mối đe dọa khủng bố, thường xuyên tấn công các mục tiêu của Yemen, Mỹ và châu Âu.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bất ngờ đến thăm trong tuần này, chi tiền và lực lượng, cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng nỗ lực chống khủng bố ở Yemen và Pakistan.

Các nhân vật nặng ký của Chính phủ Mỹ "trở lại" châu Á lần này, phía đông giành "thế tấn công" với ý tăng cường lòng tin Trung-Mỹ, đồng thời tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn, phía tây lại giành “thế phòng thủ”, tập trung gia cố bình phong chống khủng bố.

Hiệu quả hành động phía đông và phía tây như thế nào, đến khi họ “quay trở lại” châu Á lần sau, e rằng mới có thể nhìn thấy rõ hơn.

V.Dũng (Theo Tân Hoa Xã)



“Chung sức vì đồng bào nghèo cả nước”

- Ủng hộ đồng bào nghèo cả nước qua cổng thông tin 1400.

Nhắn tin theo cú pháp UHgửi 1409 của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia là bạn đã hành động thiết thực vì đồng bào nghèo cả nước.


Bình luận
vtcnews.vn