10 cuộc bạo loạn đẫm máu trong lịch sử nhân loại (II)

Thế giớiChủ Nhật, 14/08/2011 10:08:00 +07:00

(VTC News) - Hàng nghìn người đã chết sau khi quân đội và cảnh sát vào cuộc đàn áp các cuộc bạo loạn, tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng.

(VTC News) - Hàng nghìn người đã chết sau khi quân đội và cảnh sát vào cuộc đàn áp các cuộc bạo loạn, tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng. 

5. Cuộc nổi dậy ở Romania năm 1989 – 1.104 người chết

Cuộc nổi dậy ở Romania đã thể hiện tính bạo lực ngay từ những ngày đầu và trong suốt cả một tuần, không khí căng thẳng không có dấu hiệu lắng xuống. Trước khi xảy ra bạo động, mỗi công dân Romania cảm thấy bất bình với những chuyện riêng trong đó có việc truyền hình, thực phẩm, quần áo, điện, và nhiều thức khác bị cắt giảm so với nhu cầu. Tuy nhiên, thay vì tìm cách giảm bớt nợ nần, nhà độc tài Nicolae Ceau lại cùng vợ ăn chơi trác táng khiến nhiều người nổi giận.

 

Ban đầu lực lượng của Nicolae Ceau không thể kiểm soát tình hình khiến ông buộc phải có bài phát biểu giải thích tình hình đất nước, trấn an lòng dân. Tuy nhiên, chẳng ai tin vào những gì nhà độc tài trên nói, và họ vẫn tiếp tục đổ xô xuống đường phố biểu tình.

Để kiểm soát tình hình, Nicolae Ceau đã cử quân đội, xe tăng và các nhóm binh sĩ tới bất chấp thực tế rằng những người nổi loạn không có vũ khí.


Bất chấp việc xả súng của quân đội khiến con số thương vong ngày càng tăng lên, những người biểu tình vẫn quyết “săn lùng” bằng được nhà độc tài Nicolae Ceau khiến ông và gia thất buộc phải tính chuyện bỏ trốn. Mặc dù đã trốn thành công khỏi mặt đất cùng với 4 hành khách và một phi công trên đó, nhưng do máy bay gặp lỗi động cơ, nên đã phải hạ cánh xuống một cánh đồng. Và tại đây, ông cùng vợ mình đã bị bắt giữ.

Cuộc bạo loạn chỉ kết thúc khi gia đình Nicolae Ceau bị đưa ra xét xử.


4. Phong trào nổi dậy Intifada lần đầu (1987-1993) – 2.326 người chết

Đây là phong trào nổi dậy của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của người Do Thái (Israel). Phong trào này lần đầu xảy ra vào ngày 8/12/1987 khi một chiếc xe tăng của quân đội Israel có va chạm với những người Palestine đang sống ở trại tị nạn Jabalia khiến 4 người thiệt mạng và 7 người bị thương. Những người nổi loạn cho rằng đây không phải là một vụ tai nạn thông thường, bởi trước đó không lâu, một người thuộc phe họ đã bị sát hại dã man ở đây. Cuộc nổi loạn dần đến hồi kết vào năm 1991 khi người Palestine gần như không có chỗ bấu víu.

 

3. Cuộc bạo động xảy ra ở Kolkata năm 1946 – 4.000 người chết

Đó là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất trong lịch sử giữa những người theo Hồi giáo và những người theo đạo Hindu. Nó có tên gọi “Ngày hành động trực tiếp” hay còn nổi tiếng với tên gọi “Sự chết chóc thảm khốc ở Calcutta”. Sự việc xảy ra vào ngày 16/8/1946, và kết thúc với 4.000 người chết cùng gần 10.000 người khác rơi vào cảnh vô gia cư.

 

Địa điểm xảy ra bạo loạn là ở Kolkata, một thành phố thuộc tỉnh Bengal, ở Ấn Độ trong thời kỳ thuộc địa Anh. Thời đó, khu vực này còn có tên gọi là Calcutta. Theo một số nguồn tin, đã có khoảng 7.000-10.000 người thiệt mạng sau cuộc bạo động trên. Vào ngày 22/8 năm đó, cuộc bạo động đã kết thúc sau khi quân đội Anh được cử đến dẹp loạn.

2. Cuộc nổi dậy ở Palestine (1936–1939) – 5.600 người chết

Trong suốt cuộc nổi dậy của người Ả Rập ở Palestine từ năm 1936 đến năm 1939, những kẻ nổi dậy đã tập trung vào 2 vấn đề chính: lượng người Do Thái nhập cư vào Palestine cũng như việc bắn phá chống lại sự cai trị thuộc địa của Anh.

 

Ban đầu, những người biểu tình chỉ đơn giản là đình công, chứ không gây hại cho bất kì ai, tuy nhiên, vào năm 1937, cuộc nổi dậy đã rẽ sang một bước ngoặt mới khi Anh muốn đè bẹp những kẻ chống đối. Đến tháng 9 năm đó, cảnh bạo lực lan tràn và hàng nghìn người bị thiệt mạng. Người ta cho rằng khoảng 10% người Palestine ở độ tuổi từ 20 – 60 bị giết hoặc bị cầm tù, bị hành hạ dã man hoặc bị thương trong suốt cuộc bạo loạn trên.

1. Cuộc bạo loạn Nika – 30.000 người chết

Trong khi hầu hết các cuộc bạo động thường kéo dài trong vòng 1 – 2 ngày, cuộc bạo động Nika kết thúc sau một tuần đẫm máu. Ngoài thảm cảnh đẫm máu, khoảng nửa thành phố chìm trong biển lửa. Cuộc bạo loạn xảy ra ở Constantinople sau khi Hoàng đế Đông La Mã Justinian I không chịu trả tự do cho hai tù nhân bị cáo buộc mắc tội giết người.

 

Tranh thủ thời cơ nhiều người nổi loạn, các thượng quan muốn lật đổ ông cũng đã tham gia vào chiến dịch này. Tuy nhiên, quân của Justinian đã khống chế được tình hình sau một tuần giao tranh đẫm máu. Kết thúc thảm hoạ, 30.000 người chết, phần lớn thành phố chìm trong tình trạng thảm kịch.

Sau khi lưu đày những kẻ chống lại mình, Justinian đã tái thiết lại thành phố.


Minh Quân

Tra cứu kết quả tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2011
nhanh nhất tại: http://diemthi.vtc.vn



Bình luận
vtcnews.vn