Mỹ và hơn 30 nước tuyên bố chỉ thừa nhận phe nổi dậy

Thế giớiThứ Bảy, 16/07/2011 01:30:00 +07:00

(VTC News) - Mỹ cùng hơn 30 nước vừa tuyên bố thừa nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe đối lập là đại diện hợp pháp duy nhất của Lybia.

(VTC News) - Mỹ cùng hơn 30 nước vừa tuyên bố thừa nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe đối lập là đại diện hợp pháp duy nhất của Lybia.

Báo chí quốc tế cho hay, trong một hội nghị của nhóm tiếp xúc về Lybia diễn ra hôm qua (15/7), Mỹ cùng hơn 30 nước đã tuyên bố tuyên bố sẽ coi Hội đồng Quốc gia lâm thời là đại diện hợp pháp duy nhất của Lybia.
 
Cần nhớ lại rằng, trong mấy tháng qua, Mỹ đã không thừa nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời là đại diện hợp pháp duy nhất của Lybia. Tổng thống Mỹ Obama thậm chí đã không lộ diện tiếp đón trong chuyến thăm của các lãnh tụ phiến quân tới Washington. Động thái này một mặt vì chưa hoàn toàn tin tưởng chuyển giao chính quyền cho phe nổi dậy Lybia, thậm chí còn lo lắng các nhóm khủng bố sẽ lợi dụng tình hình căng thẳng Lybia hiện nay để thực hiện các cuộc tấn công quy mô; mặt khác, Mỹ đã hao tổn quá nhiều trong vấn đề Iraq và Afghanistan, vì thế chưa thừa nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời ở Lybia, để tranh thủ thời gian hồi lại tinh lực.

Hội nghị nhóm tiếp xúc về Libya hôm qua (15/7)

Cuộc chiến của NATO đã đi vào bế tắc, cũng không có đường rút nữa. Dù Mỹ đã giao quyền chỉ huy quân sự ở Lybia cho NATO phụ trách, nhưng trên thực tế, dù sao nước này vẫn có vai trò quan trọng nhất trong các nước NATO. Việc NATO thất thế trong chiến sự Lybia không chỉ khiến Mỹ mất thể diện, mà quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu khác cũng sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Điều này không giống "tinh thần dân chủ" mà Mỹ luôn nêu cao.

Trong tình hình hiện nay, phải mau chóng yêu cầu chính quyền Gaddafi từ chức, và việc ủng hộ một Hội đồng Quốc gia lâm thời Lybia là lựa chọn duy nhất.

Hơn nữa, hành động quân sự của phe nổi dậy Lybia với chính quyền Gaddafi đã bước vào giai đoạn then chốt. Trong trường hợp phe nổi dậy Lybia không nhận được sự ủng hộ của Mỹ hoặc không thể lật đổ chính quyền Gaddafi, sức ảnh hưởng chính trị Mỹ đối với tương lai Lybia sẽ giảm đi nhiều, đó cũng là điều Mỹ không mong muốn. Vì thế, hiện nay có vẻ như Mỹ đang gạt các vấn đề khác qua một bên, dốc sức ủng hộ phe nổi dậy để sớm buộc Gaddafi từ chức.

Bất luận việc nhiều hay ít nước ủng hộ phe nổi dậy Lybia, hay nguồn tin trước đó nói Gaddafi đã bí mật cử phái viên đến nói chuyện và thương lượng; thì xung đột quân sự Lybia đã thực sự đến hồi kết hay chưa?

 Hoa Kỳ tuyên bố công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời Lybia

Nhìn lại mấy tháng qua, việc kết thúc xung đột quân sự tại Lybia là sớm so với dự tính. Việc Mỹ và nhiều nước khác thừa nhận phe nổi dậy là đại diện hợp pháp duy nhất của Libya khiến phiến quân như hổ mọc thêm cánh, còn chính quyền Gaddafi lại yếu thế.

Tuy nhiên, Gaddafi và gia đình mình đều hiểu rõ, giờ đã không còn đường rút. Nếu Gaddafi từ chức, bọn họ sẽ rơi vào đường cùng. Nếu họ trốn sang một nước nào đó sẽ đồng nghĩa với việc phe nổi dậy lên nắm quyền, khi đó Gaddafi buộc phải từ chức. Trường hợp chính quyền Gaddafi thất thế, cũng sẽ khó có bất kỳ nước nào đứng ra bảo đảm an ninh cho Gaddafi và gia đình. Một nhà lãnh đạo dày dạn quá thừa khôn ngoan như Gaddafi không đời nào lại dễ dàng mắc bẫy, giao vận mệnh của mình vào tay người khác.

Gaddafi và gia đình chiến đấu đến giờ phút này, là vì sự sống còn của bản thân; cho nên việc dốc toàn lực quyết chiến đến cùng là tất yếu. NATO lại khác, đổ vốn vào cuộc chiến này, họ khó lòng giữ được sự nhẫn nại theo đuổi chiến tranh; và khi lợi ích của quốc gia này va đụng với quốc gia khác, dễ dàng phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ NATO. 

Liên minh châu Âu tuyên bố “ủng hộ phe nổi dậy Libya” 

Tình hình hiện nay cho thấy, một loạt các vấn đề cần được giải quyết trên chiến trường. Ai nắm được quyền chủ động trên chiến trường, người đó có quyền quyết định. Gaddafi đã nắm quyền kiểm soát thủ đổ Tripoli suốt mấy chục năm qua, đội binh vệ của Gaddafi tập trung chủ yếu ở Tripoli; việc phe nổi dậy muốn giành lấy không phải một sớm một chiều mà thực hiện được. Xung đột quân sự ở Lybia có thể sẽ còn kéo dài.

Như vây, tương lai của Gaddafi sẽ ra sao?

Giới báo chí cho rằng, nhìn từ góc độ toàn cục và lâu dài, Gaddafi cuối cùng cũng sẽ từ chức, đó là điều tất yếu. Hơn 40 năm dưới sự cầm quyền của Gaddafi, dù không có sóng gió gì lớn, nhưng người dân Lybia đã âm thầm tích tụ không ít bất mãn. Những biến động lớn ở khu vực Trung Đông lần này khiến người ta lo ngại những điều tương tự từng xảy ra trong quá khứ. Trong tình hình lòng dân bất an như vậy, cho dù Gaddafi, con trai hay bất cứ ai khác trong chính quyền Gaddafi có cam kết cải cách thế nào đi chăng nữa cũng sẽ khó lòng lấy lại được sự tín nhiệm của người dân Lybia. Đa phần dư luận thế giới dường như đang tin rằng, chính quyền Gaddafi đã đến hồi kết.  

Và có lẽ, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu nhất khiến nhiều nước, trong đó có Mỹ - sau rất nhiều thận trọng - quyết định công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời là đại diện hợp pháp duy nhất của Lybia.

Đỗ Hường
(Nguồn tham khảo: Sina)

Bình luận
vtcnews.vn