Ám ảnh Nhật Bản và châu Á 25 năm sau thảm họa Chernobyl

Thời sựThứ Tư, 16/03/2011 07:00:00 +07:00

(VTC News) – Một vùng cách ly có bán kinh 30km đã được thiết lập quanh Chernobyl, Ukraine và đây là vùng nhiễm xạ đậm đặc nhất trên hình tinh suốt 25 năm qua.

(VTC News) – Một vùng cách ly có bán kinh 30km đã được thiết lập quanh Chernobyl, Ukraina và đây là vùng nhiễm xạ đậm đặc nhất trên hình tinh suốt 25 năm qua.

Khi những hậu quả của thảm họa Chernobyl vẫn còn chưa được khắc phục hết và đang từng ngày từng giờ âm ỉ làm đau trong từng số phận ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là các nước thuộc liêng bang Xô viết cũ, thì ngày 11/3/2011 trận động đất mạnh 9 độ richter cùng sóng thần đã tàn phá cả một dải Đông Bắc Nhật Bản.



Hậu quả của nó còn đẩy Nhật Bản vào nguy cơ của một thảm họa kép khi các nhà máy điện hạt nhân ở Fukusima 1 bị phá hỏng dẫn đến nguy cơ nổ lò phản ứng hạt nhân. Cả thế giới lo ngại một thảm họa tương tự như Chernobyl, Ukraina 25 năm trước sẽ xảy ra ở châu Á.

Chernobyl 25 năm trước

Ngày 26/4/1986 lúc 1h23’58’’ theo giờ địa phương, lò phản ứng số 4 nhà máy điện Chernobyl, Ukraine xảy ra một vụ nổ lớn, gây cháy cùng một loạt các vụ nổ sau đó dẫn đến hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Vụ nổ này đã khiến nhiều người chết. Đặc biệt sau đó gây ảnh hưởng trực tiếp, tức thì và lâu dài tới hơn 3 triệu người Ukraine (con số mang tính tương đối) và tạo nên một đám mây phóng xạ trên toàn châu Âu. Hình ảnh chụp thời điểm đang sửa chữa lò phản ứng số 4.

Có hai giả thuyết chính thức xung đột với nhau về nguyên nhân gây tai nạn. Giả thuyết đầu tiên được đưa ra vào tháng 8 năm 1986 và chỉ buộc tội những người điều hành. Hình ảnh những người điều hành nhà máy điện Chernobyl năm 1986.

Nguyên nhân thứ hai được đưa ra là do những yếu kém trong thiết kế lò RBMK, đặc biệt là các thanh điều khiển. Trong ảnh là một nhân viêncủa nhà máy điện hạt nhânChernobylchỉ một bảng điều khiểntrong phòngđiều khiểncủakhối lò số 4bị phá hủy. Hình ảnh chụp ngày 24/02/2011trước thềm kỷ niệm 25 nămsau thảm họa hạt nhân dân sự tồi tệ nhất lịch sử.

Hiện tượng tan chảy hạt nhân gây ra một đám mây phóng xạ lan rộng tới Nga, Belarus và Ukraine, ngoài ra còn thêm những vùng khác tại châu Âu như một phần Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak, Slovenia, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp (gồm cả Corsica) và Anh. Trong ảnh phần màu tím là mây phóng xạ, lan rộng ra các lãnh thổ châu Âu. 

Còn đây là một biểu đồ chưa xác định được thời điểm vẽ nó. Nhưng nó cho thấy sự lan toả của phóng xạ ra cả vùng sau khi vụ nổ ở nhà máy điện số 4 Chernobyl xảy ra. 

Bằng chứng đầu tiên xuất hiện phóng xạ tại các nước khác là hiện tượng phát tán phóng xạ ở Thụy Điển. Ngày 27/4/1986 các công nhân làm việc tại nhà máy điện nguyên tử Forsmark (cách Chernobyl gần 1.100 km đã phát hiện thấy các hạt nguyên tử trên quần áo của họ. Chính việc người Thụy Điển tìm kiếm nguồn gốc phát tán phóng xạ và xác định rằng nhà máy) điện nguyên tử của họ không bị rò rỉ khiến bắt đầu có những ý kiến lo ngại về một tai nạn hạt nhân nghiêm trọng ở phía tây Liên bang Xô viết. Trong ảnh, một người nông dânThụy Điểnmặcquần áochốngnguyên tửxúc bỏ những thức ăn của gia súc đã nhiễm phóng xạ do các đám mâyphóng xạcủaChernobyl đưa tới vài ngày sau vụ nổ.

Các báo cáo từ phía các nhà khoa học Xô viết và phương Tây cho thấy Belarus tiếp nhận 60% lượng ô nhiễm của toàn bộ Liên bang Xô viết cũ. Tuy nhiên báo cáo TORCH 2006 cho thấy một nửa số hạt hay hơn đã rơi xuống bên ngoài Ukraina, Belarus và Nga. Một diện tích đất đai rộng của Liên bang Nga phía nam Bryansk và nhiều vùng khác phía tây bắc Ukraina cũng bị ô nhiễm. (Trong bản đồ là khu vực ô nhiễm và mức độ ô nhiễm thể hiện theo độ đậm nhạt của mùa hồng quanh khu vực nhà máy Chernobyl) 

135.000 người đã phải sơ tán khỏi vùng gần nhà máy điện Chernobyl, trong đó có 50.000 người từ thị trấn Pripyat cạnh nhà máy. Các hàng rào khoanh vùng được dựng lên để nghiêm cấm người dân qua lại. Sau đó toàn bộ người dân trong bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl cũng đã được sơ tán. Trong ảnh một cảnh sát kiểm tra mức độ nhiễm phóng xạ một chiếc ô tô bên ngoài hàng rào khu vực khoanh vùng.

203 người đã phải vào viện ngay lập tức, sau vụ nổ. Trong số đó 31 người đã chết (28 trong số này vì nhiễm phóng xạ cấp tính). Đa số họ là các nhân viên cứu hỏa và những người cứu nạn tìm cách kiểm soát vụ tai nạn, họ không hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc bị nhiễm phóng xạ (từ khói). Trong ảnh là một nhân viên cứu hỏa bị thương sau vụ nổ lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Hình ảnh không xác định rõ thời điểm chụp nhưng được công bố bởi truyền hình Liên Xô vài ngày sau thảm họa.

Một bé gái Tây Đức được kiểm tra độ nhiễm phóng xạ một tháng sau vụ nổ lò phản ứng số 4, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. 

Những con bò và ngựa chết được chất lên xe tải ở biên giới Italia. Chúng được xác định chết do nhiễm xạ từ các khu vực chịu ảnh hưởng phóng xạ phát tán từ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, một thời gian ngắn sau vụ nổ.

Tại Pháp, nước này cho rằng đám mây phóng xạ đã dừng lại ở biên giới Đức, Italia. Vì thế, một số loại thực phẩm đã bị cấm sử dụng ở Italia vì nguyên nhân phóng xạ (đặc biệt là nấm). Chính quyền Pháp không đưa ra bất kỳ một biện pháp đối phó nào, với mục đích ngăn chặn nỗi sợ hãi của người dân. Trong ảnh là một kỹ thuật viêncủamột phòng thí nghiệmvệ sinh ở Freiburgtính tỉ lệphóng xạcủarau diếp tháng 11/1986.

Đây là hình ảnh chụp tháng 04/1990 tạiChernobyl. Trong ảnh làcác tòa nhàbị bỏ hoangdoô nhiễmphóng xạ từ vụ nổlò phản ứngsố 4 Nhà máy hạt nhânChernobyl ngày 26/04/1986.  

Còn đây là ngôi làngGomel,khu vựcbị bỏ rơinhiễmphóng xạdovụ nổ nhà máy hạt nhânChernobyl. Hình ảnh được chụp tháng 4/1992.

Những chiếc mặt nạ phòng khíbị bỏ rơinằmtrênsàn nhàtrongmộtlớp họccủathị trấnhoang vắngPrypyat, liền kề với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Hình ảnh chụp ngày 26/05/2003. Prypyatđó45.000cư dânđã đượcsơ tánhoàn toàntrong bangàyđầu tiênsau khi lò phản ứng số 4 của nhà máyChernobylnổ tunglúc01:23ngày 26/04/1986. Ước tính cókhoảng 15.000 đến30.000 ngườiđã thiệt mạng dohậu quả kéo dài của vụ nổ. Hơn2,5triệu dân Ukrainagặp nhiều vấn đềsức khỏeliên quantớicácvụ nổChernobyl, 80.000người trong số họ được nhậntrợ cấp.

 

25 năm sau

Ông MakarKrosovski, 73 tuổi có dịp trở lại thămngôi nhàcủa ôngbị bỏ rơibị hủy hoại, sau vụ nổChernobyl. Ngôi nhà của ông nằm trong khu vực khoanh vùng nhiễm xạ30 km(18dặm) làngPogonnoe, khoảng 370km(217 dặm) về phía đông namcủaMinsk. Hình ảnh chụp ngày 21/02/2011.

Cũng như ngôi nhà của ông MakarKrosovski, thị trấn Prypyat, gầnnhà máy điệnhạt nhânChernobyl 25 qua chỉ là một thị trấn hoang lạnh với cái tên "Thị trấn ma". Chính phủ Ukrainacho biết họ sẽhạn chếviệcdu lịchxung quanhnhà máyđiện hạt nhânChernobyl, thay vào đó mở một bảo tàngvụ tai nạnhạt nhântồi tệ nhấtcủathế giới để du khách tới thăm.

Bảo tàng này sẽ chứa đựng hình ảnh của một phòng điều khiển lò phản ứng số 4  sau 25 năm. Và đó mãi mãi là tàn tích ám ảnh ngành hạt nhân thế giới. 

Bảo tàng đó cũng sẽ chứa đựng hình ảnh một đài tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa...

 ...và tượng những người lính cứu hỏa đã ngã xuống.
Bảo tàng đó cũng sẽ có những hình ảnh về những chiếc xe cứu hộ...
...xe cứu hỏa bị bỏ hoang vì nhiễm xạ ở khu vực gần nhà máy.
 Hay chứa cả khung cành của một thị trấn không còn tồn tại cuộc sống...

Nỗi đau và ám ảnh chưa dứt

Lò phản ứng số 4 bị nổ năm 1986 đã được hàn kín bằng 200 mét khối bê tông đặt giữa nơi xảy ra thảm họa và các tòa nhà điều hành. Sau thảm họa, chính phủ Ukraina đã tiếp tục cho ba lò phản ứng còn lại hoạt động vì tình trạng thiếu hụt năng lượng trong nước. Tuy nhiên một đám cháy đã bùng phát tại lò phản ứng số 2/1991. Chính quyền sau đó tuyên bố rằng lò phản ứng bị hư hại tới mức không thể sửa chữa và cho nó ngừng hoạt động. Lò phản ứng số 1 được cho ngừng chạy tháng 11/1996 như một phần của thỏa thuận giữa chính phủ Ukraina và các tổ chức quốc tế như IAEA với mục đích chấm dứt hoàn toàn hoạt động của cả nhà máy. Tháng 11/2000, Tổng thống Ukraina, Leonid Kuchma đã đích thân bấm nút dừng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân số 3 trong một buổi lễ, chính thức chấm dứt hoạt động của toàn bộ nhà máy.

Bên ngoài lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn là những hàng rào ngăn cách để không cho người qua lại khu vực này. Dù đã được bao bọc bởi những khối bê tông hay còn gọi là "quan tài bê tông" song...

...mức độ ô nhiễm phóng xạ vẫn chưa hề hết và nó vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bên trong cái "quan tài bê tông". Hình ảnh một người đàn ông đang đo mức độ nhiễm xạkhi ôngđứngtrướclò phản ứng số 4 đã bị hư hỏngtạinhà máyđiện hạt nhânChernobylngày 24/02/2011.

Người thanh niên này đang thắp những nén hương trước hàng bia tưởng niệm những người lính cứu hỏa đã hy sinh 25 năm về trước để ngăn chặn những đám cháy ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Còn người phụ nữ này đang tung những bông hoa cẩm chương tuởng nhớ người thân của mình đã ra đi từ thảm họa Chernobyl. Nỗi đau và hậu quả kéo dài của thảm họa Chernobyl chưa biết bao giờ mới chấm dứt. 


Fukushima 1 và lo sợ Chernobyl châu Á

25 năm sau thảm họa, khi sự hồi sinh cuộc sống quanh Chernobyl vẫn còn là một dấu hỏi thời gian thì...

...sự cố tại các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 cũng đang đẩy cả đất nước Nhật Bản và châu Á vào một mối lo ngại tương tự. Sẽ là thảm họa khủng khiếp nếu lõi của các lò phản ứng hạt nhân tại các nhà máy điện của Nhật Bản bị phá hủng. Hy vọng những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản và các tổ chức Quốc tế sẽ kịp thời khắc phục sự cố để một Chernobyl của châu Á không xảy ra.


Hà Thành (Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn