Trùm khủng bố bỗng... như mất hồn vì bị lộ tẩy

Thế giớiThứ Ba, 25/05/2010 05:26:00 +07:00

(VTC News) - Các đặc vụ FBI quan ngại rằng, những tên khủng bố ngoại quốc đang hoạt động và các cuộc đánh bom tiếp theo có thể xảy ra.

(VTC News) - Các đặc vụ FBI quan ngại rằng, những tên khủng bố ngoại quốc đang hoạt động và các cuộc đánh bom tiếp theo có thể xảy ra. Trong suy nghĩ của họ là vụ đánh bom Trung tâm thương mại thế giới ngày 26/2/1993. Khi ấy, những tên khủng bố Hồi giáo cực đoan đã gây ra một vụ nổ lớn trong khu đậu xe dưới toà tháp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở New York, làm 6 người chết và hơn 1.000 người khác bị thương.

Giới truyền thông ngay lập tức đưa ra giả thuyết. Họ suy đoán vụ này do những kẻ khủng bố thuộc thế giới thứ ba như các phần tử cực đoan người Ảrập đã nhúng tay vào và rằng khủng bố còn chọn nhiều mục tiêu khác.

 Toà nhà liên bang Alfred P. Murrah tại Oklahoma City sau khi bị đánh bom (Ảnh nationalgeographic)

Dự đoán ngập tràn trên các báo và đài truyền hình khắp quốc gia. Nhiều người thậm chí còn khẳng định biết chính xác địa điểm và thời gian vụ nổ kế tiếp xảy ra. Thậm chí ở thành phố Oklahoma City, cảnh sát còn nhận được nhiều lời mách nước rằng, những quả bom khác đã được gài ở tòa nhà Murrah. Yêu cầu cấp bách đòi hỏi FBI cần nhanh chóng tìm kẻ đứng đầu.

Tại Trung tâm thông tin tội phạm quốc gia Washington, các máy tính phát đi một thông báo: Trooper Hanger đang thảo một báo cáo về McVeigh. Quận trưởng cảnh sát hạt Noble, Jerry Cook xác nhận rằng họ đang giữ McVeigh về những cáo buộc không liên quan.

Giới truyền thông không thể thờ ơ trước tin này. Chẳng mấy chốc, cả thế giới đều biết kẻ tình nghi số 1 là ai.

Trong tù, McVeigh vẫn ở khu vực chờ gần phòng xử án khi quận trưởng nhận những tin tức về vụ đánh bom tình nghi có liên quan tới anh ta.

Bất ngờ, các sĩ quan cảnh sát xuất hiện đưa anh ta trở lại xà lim. Họ xử sự một cách lạnh lùng, chỉ nói, "thẩm phán chưa sẵn sàng với anh". Trở lại xà lim, một bạn tù hỏi McVeigh liệu anh ta có phải là kẻ đánh bom không. Theo tin đưa, McVeigh đã lờ đi câu hỏi đó.

Biết là kẻ tình nghi sẽ cố gắng liên lạc với một luật sư, ai đó đã ngắt điện thoại gọi ra ngoài trong trại giam.

Chẳng bao lâu McVeigh bị đưa tới một căn phòng nơi các mật vụ đặc biệt của FBI Zimms và Norman Jr. chờ sẵn. Zimms giải thích, "có lẽ anh có vài thông tin về vụ đánh bom. Tôi sẵn sàng cho anh biết quyền của mình".

McVeigh yêu cầu một luật sư.

Bên ngoài, tiếng ồn ngày càng lớn khi một đám đông bồn chồn tụ tập. Những chiếc trực thăng xuất hiện và cảnh sát ra hiệu rằng kẻ có liên quan tới vụ đánh bom đang ở bên trong.

Ở đó, McVeigh yêu cầu một chiếc áo chống đạn trước khi được đưa ra bên ngoài. Hắn đề nghị được đưa đi bằng trực thăng nhưng bị gạt đi, các đặc vụ giải thích trần nhà không thích hợp cho máy bay lên thẳng.

Lúc này, đám đông trở nên giận dữ và những lời gào thét nôn nóng "đưa hắn ra đi" vang vọng giữa không trung.

Khi hắn bị giải ra ngoài, trong đôi tay còng và chân bị xiềng, họ gầm lên "kẻ sát nhân", "kẻ sát hại trẻ em". Mặc bộ quần áo tù nhân màu cam, McVeigh trông như kẻ mất hồn. Mắt hắn khép lại, mặt đờ ra khi cảnh sát dẫn lên xe. Hắn chìm trong tiếng gào thét "giết chết nỗi kinh hoàng này đi!"

Cũng trong thời gian đó, một cảnh tượng tương tự diễn ra ở một thị trấn nhỏ khác - Herington, Kansas cách đó khoảng 200 dặm. Terry Nichols 40 tuổi lái xe tới đồn cảnh sát địa phương trao đổi với các sĩ quan cảnh sát. Lại một lần nữa, tin ai đó liên quan tới vụ đánh bom trong đồn lan đi rất nhanh.

Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là: Loại người nào đã làm điều này và tại sao?

Khi còn nhỏ, Timothy McVeigh tràn đầy niềm vui và rất đáng yêu, sinh ngày 23/4/1968, là con thứ trong ba chị em và là con trai độc nhất. Anh ta lớn lên ở thị trấn nhỏ Pendleton, NY thuộc nam biên giới Canada của Erie Canal. Dân ở đây chủ yếu là người da trắng, lao động chân tay và tín đồ cơ đốc giáo, đó là nơi trẻ em có thể chạy sang nhà hàng xóm mà không bị đánh. "Timmy" nhỏ cũng thế, luôn được chào đón.

Cha Tim, Bill McVeigh, làm việc chủ yếu ở một nhà máy xe hơi địa phương. Ông nội Eddie McVeigh lại là người ảnh hưởng tới Tim nhiều nhất. Ông dạy Tim về thế giới bên ngoài, về đi săn và đáng kể hơn, giới thiệu cho cậu về súng ngắn.

Tác giả Richard A. Sorrano, trong cuốn sách của ông - Một người trong chúng ta: Timothy McVeigh và vụ đánh bom thành phố Oklahoma, cho biết, những người hàng xóm cũ nhớ tới McVeigh trẻ tuổi với cảm giác yêu mến. Một người nói với Sorrano rằng, McVeigh là một con người "hóm hỉnh và luôn hạnh phúc" và anh ta luôn tìm ra cách nào đó để kiếm được ít tiền. Vào dịp Halloweens anh ta có thể dựng lên một ngôi nhà ma và đòi tiền vào cửa. "Lũ trẻ vùng lân cận thấy điều đó thật vĩ đại".

Khi Tim lên 9 tuổi, một trận bão tuyết kinh hoàng tấn công thị trấn. Khi ra ngoài uống rượu tại một khách sạn địa phương, mẹ anh ta gọi điện về báo họ bị nghẽn vì tuyết và bà sẽ không về nhà đêm đó. Đó là trận bão tuyết khiến nhiều người lạnh cóng tới chết, bị chôn vùi trong những chiếc xe hơi và thường là kẹt cứng. Lúc nó chấm dứt, nhiều ngày đã trôi qua và nhiều người đã cạn kiệt các nguồn tiếp tế thiết yếu. Khi Tim giúp dọn sạch lòng đường các nhà hàng xóm, cậu học được cách tồn tại. Gia đình bắt đầu dự trữ thức ăn, nước uống và các vật dụng thiết yếu khác để đương đầu với thời tiết khắc nghiệt.

Năm 13 tuổi, Tim được ông nội Eddie tặng cho một khẩu súng trường cỡ nòng 22 ly. Đó là vũ khí đầu tiên trong số súng Tim sở hữu. Anh ta nhiều súng tới mức tự mình trả lời câu hỏi "Bạn muốn làm gì khi trưởng thành?" là "chủ cửa hàng súng". Thêm nữa, Tim thỉnh thoảng mang một khẩu súng tới trường để gây ấn tượng với các bạn học khác.

Ở nhà, gia đình trải qua sự bất ổn triền miên. Mẹ cậu, Mickey thích hòa nhập xã hội và thường về nhà muộn. Bà bị giằng xé giữa sự ham vui và gia đình. Cuối cùng, khi Tim tới tuổi niên thiếu bà chọn đi theo niềm vui và rốt cuộc năm 1986 bà và Bill ly dị. Cũng năm đó Tim tốt nghiệp trung học hạng ưu.

Richard A Sarrano nói cô giáo dạy tiếng Tây Ban Nha Deborah Carballo gọi Tim "là một đứa trẻ ngoan... Bạn sẽ chẳng bao giờ thấy một người nào ở Starpoint có thể than phiền một điều tồi tệ nào về cậu".

Sau lễ tốt nghiệp, Tim rời bỏ công việc tại trường Burger King, bán chiếc máy tính Commodore 64 và dành nhiều thời gian nghiên cứu Luật sửa đổi lần hai (trong đó có quy định về quyền sở hữu súng). Anh ta ngày càng bộc lộ sự quan tâm sâu sắc tới quyền sở hữu súng. Theo khẳng định của cha Tim. Anh ta đã có việc làm tại một trường kinh doanh nhưng thấy nó quá đơn điệu. Những tháng ngày học hành chính quy của anh ta đã trôi qua...

(Còn tiếp)

An Huy (Theo Crime)

Bình luận
vtcnews.vn