Tàu cá Việt Nam 'hứng bão' bulông, ốc vít từ tàu Trung Quốc

Thời sựThứ Năm, 22/05/2014 11:47:00 +07:00

(VTC News) – Nhờ đóng loại gỗ kền kền chắc chắn, tàu Qna 91297 đã tránh được “mưa’ ốc vít, bulông từ tàu Trung Quốc bắn sang.

(VTC News) – Nhờ đóng loại gỗ kền kền chắc chắn, tàu Qna 91297 đã tránh được “mưa’ ốc vít, bulông từ tàu Trung Quốc bắn sang.

Tàu cá Việt gặp bão bulông, ốc vít

Mấy ngày liên tiếp, phía Trung Quốc dùng hàng chục tàu cá vỏ sắt loại lớn đâm, va… vào tàu cá vỏ gỗ của Việt Nam khiến hàng loạt tàu cá ngư dân Việt Nam bị vỡ giàn đèn, hỏng mạn sườn, nát ca bin… nhưng không thể khuất phục được ý chí kiên cường của ngư dân Việt Nam.


Nhóm phóng viên NTNN đã ghi nhận được rất nhiều thông tin, hình ảnh về những hành động ngang ngược hay có thể nói là như cướp biển của các loại tàu Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam nhưng không có cách nào chuyển về bờ, ngoài bức tường sắt của tàu Trung Quốc cùng những cơn gào thét của sóng Hoàng Sa thì không có hệ thống thông tin liên lạc nào hết. Tất cả thông tin ở bờ đều nghe qua sóng radio của Đài Tiếng nói Việt Nam.

 Tàu sắt số hiệu 17007 của Trung Quốc thường xuyên đâm va, uy hiếp tàu cá Việt Nam.
Tàu sắt số hiệu 17007 của Trung Quốc thường xuyên đâm va, uy hiếp tàu cá Việt Nam. Ảnh: NTNN

Thấy tình hình căng như dây đàn, các tài công của biên đội quyết định neo dù cách giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc 12 hải lý nhằm tính toán lại phương án tiếp cận giàn khoan sao cho đảm bảo an toàn.


Nhưng phút nghỉ ngơi “ngắn chẳng tày gang” khi hàng loạt tàu sắt của Trung Quốc lù lù tiến về vị trí biên đội tàu cá Việt Nam neo đậu.


Lúc này tất cả thuyền viên đi trên tàu đứng hẳn vào trong khoang thuyền. Không dừng, tàu 17007 phía mạn phải cùng 2 tàu sắt Trung Quốc số hiệu 7205, 73631 áp sát bên mạn trái.

Những tiếng bộp bộp liên thanh vang hai bên thân tàu. May nhờ tàu Qna 91297 được đóng từ loại gỗ kền kền rất chắc chắn nên mọi người trên tàu tránh được một “cơn mưa” nào là điếu thuốc đang cháy đỏ, ốc vít, bulông… từ tàu Trung Quốc bắn sang.

Thêm tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công

Ngư dân Việt Nam trên tàu cá QNg-96345TS bị người trên tàu Trung Quốc tấn công. Tàu cá bị đập bể cửa kính cabin, bị cướp 2 máy dò, 2 Icom, 2 máy định vị, hải sản ngư dân trên tàu lặn bắt được…

6h sáng nay (22/5), tàu cá QNg-96345TS của ngư dân Nguyễn Văn Chí, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng 12 ngư dân đi trên tàu đã từ Hoàng Sa trở về cập cảng Lý Sơn.

Người Trung Quốc đập bể kính trên cabin tàu QNg-96345TS
Người Trung Quốc đập bể kính trên cabin tàu QNg-96345TS. Ảnh: Khampha.vn

Đây là tàu cá bị phía Trung Quốc tấn công, cướp phá khi các ngư dân đang hoạt động đánh bắt hợp pháp trên ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam.


Ngư dân Nguyễn Văn Chí cho biết, tối 8/5, khi anh và một số ngư dân khác đang lặn tại vùng biển Hoàng Sa, bất ngờ 3 tàu cùng xuồng của Trung Quốc chạy tới ngăn cản, tấn công.

Sau khi xuồng máy của phía Trung Quốc áp sát và leo lên được tàu cá ngư dân Việt Nam, những người Trung Quốc đánh đập ngư dân trên tàu cá QNg-96345TS, đồng thời thực hiện hành vi chặt phá, đập bể cửa kính cabin và lấy cắp các trang thiết bị trên tàu như: 2 máy dò, 2 Icom, 2 định vị, chặt đứt 5 bành dây hơi và hải sản ngư dân trên tàu lặn bắt được.


Sau khi bị phía Trung Quốc tấn công và rời khỏi tàu, 12 ngư dân trên tàu QNg-96345TS không còn trang thiết bị để hành nghề nên đã phải mượn các thiết bị của tàu cá đi trong nhóm tiếp tục bám biển Hoàng Sa đánh bắt tiếp, đến ngày 22/5 tàu mới vào tới huyện đảo Lý Sơn.

"Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc không có giá trị trên vùng biển Việt Nam"


Việc Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông là hành động đơn phương, chỉ có giá trị với ngư dân Trung Quốc, không có giá trị với ngư dân sản xuất và đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Báo Dân trí dẫn lời ông Nguyễn Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông do chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc áp dụng từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2014 là hành động đơn phương, ngang ngược của Trung Quốc. Điều này chứng tỏ sự bành trướng của Trung Quốc.

>>Xem thêm video Trung Quốc ngông cuồng áp lệnh cấm đánh bắt cá:




“Quy định này có từ lâu rồi nhưng bây giờ dư luận ở Việt Nam mới quan tâm vì bây giờ vấn đề chủ quyền biển đảo trên khu vực giàn khoan Hải Dương-981 đang là vấn đề nóng. Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động đánh bắt trên biển Đông trừ lồng bẫy, câu và lưới, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn cá bố cá mẹ đẻ và cá mang trứng.

Cái sai của Trung Quốc là họ cấm từ 5 độ vĩ Bắc trở lên trong địa phận đường lưỡi bò và điều này ảnh hưởng đến vùng biển thuộc chủ quyền của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam” - ông Trung nói.


Ông Trung cũng cho biết, Việt Nam phản đối lệnh cấm này vì Trung Quốc đang ra một quy định áp đặt cho vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác; vì thế lệnh cấm này là vô giá trị với vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Những gì Trung Quốc đang làm khác xa những gì Trung Quốc nói


Trong chuyến thăm Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới từ 21 đến 22/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn hãng AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam.

Phóng viên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời Thủ tướng cho hay: "Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ đón trưa nay. Ảnh: Thanh Bình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ đón trưa 21/5. Ảnh: Thanh Bình/VNE 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam".


Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói thêm rằng, những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.


Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Thủ tướng nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.

Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế."

» Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng nói về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung
» Nhân viên truyền thông người Hoa: Trung Quốc xuyên tạc lịch sử
» Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc hung hăng ở giàn khoan trái phép
» Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay Philippines


PV(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn