Các lưu ý và lịch thi tốt nghiệp THPT

Thời sựThứ Ba, 01/06/2010 09:06:00 +07:00

(VTC News) – Ngày 2/6, kỳ thi TN THPT năm 2010 sẽ diễn ra với khoảng 1,1 triệu HS lớp 12 và các thí sinh tự do, trong đó khoảng hơn 100.000 học sinh GDTX.

(VTC News) – Ngày 2/6, kỳ thi TN THPT năm 2010 sẽ diễn ra với khoảng 1,1 triệu HS lớp 12 và các thí sinh tự do, trong đó khoảng hơn 100.000 học sinh giáo dục thường xuyên tham dự.

Mức độ khó của đề thi đủ để HS trung bình đỗ tốt nghiệp

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, đối với giáo dục THPT, các môn thi tốt nghiệp gồm: Toán, ngữ văn, ngoại ngữ, hóa học, lịch sử và địa lý. Trong đó các môn ngoại ngữ, hóa học thi theo hình thức trắc nghiệm, các môn còn lại thi tự luận. Với môn ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật. Thí sinh không theo học hết chương trình THPT hiện hành đối với môn ngoại ngữ hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học thì được thi môn thay thế là vật lý (thi theo hình thức trắc nghiệm).

Đối với giáo dục thường xuyên, sáu môn thi gồm: toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý. Trong đó, môn hóa học, vật lý thi theo hình thức trắc nghiệm.

HS Hà Nội trước khi bước vào phòng thi tốt nghiệp 2009.  

Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng – Bộ GD&ĐT, đề thi tốt nghiệp THPT 2010 không khó, có phần dễ, học sinh có lực học trung bình nếu cố gắng là đỗ tốt nghiệp. Tuy vậy, trong mỗi đề thi đều có phần câu hỏi khó để phân loại học sinh.

Đề thi năm nay cũng cố gắng giảm học vẹt, đồng thời tăng cường việc đánh giá vận dụng kiến thức cũng như khả năng sáng tạo của học sinh thông qua các câu hỏi khó hơn.

Với đề văn, sẽ ra đề theo hướng mở đồng thời Bộ GD&ĐT cũng đã có hướng dẫn chấm nhằm lường trước khả năng tối đa khi học sinh làm bài có thể đưa ra phương án hợp lý để người chấm thoải mái.

Những lưu ý để không bị mất điểm

Để tránh hiện tượng TS sử dụng điện thoại để thi hộ trắc nghiệm, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với công an Thành phố có biện pháp kiên quyết với các hình thức gian lận trong thi cử ngày càng tinh vi hơn. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, thanh tra... làm công tác thi để kịp thời ngăn chặn các hiện tượng vi phạm quy chế thi.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội

Đề thi sát chương trình, không đánh đố và chỉ cần HS trung bình cố gắng một chút là có thể đỗ TN. Vì vậy, với những lưu ý dưới đây, thí sinh sẽ không “hao hụt” điểm thi và đạt kết quả cao nhất.

Trong khi làm bài không dùng bút mực đỏ

Bài thi luôn phải viết rõ ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng com-pa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm); chỉ được viết bằng một loại bút, một thứ mực (không được dùng mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy, xóa bằng bất kỳ cách gì.

Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi.

Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu TLTN bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm. Phải giữ phiếu TLTN phẳng, không được gập và làm bẩn.

Nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để gần cuối buổi thi mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm.

TS bị đình chỉ và hủy kết quả thi nếu vi phạm các lỗi:

Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng); Sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng); Chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác; Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau (do chép bài của nhau) bị giám khảo phát hiện.

- Huỷ kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm, nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo; Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; Khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ.

Đối với các trường hợp đi thi hộ: Huỷ kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục tại các kỳ thi cùng năm; Buộc thôi học nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục; Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm.
 
Trường hợp thí sinh đến phòng thi muộn, nhưng chưa đến thời điểm tính giờ làm bài thì giám thị lập biên bản và cho thí sinh dự thi; tất cả các trường hợp đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài đều không được dự thi.

Lịch thi, thời gian làm bài thi:

 

a) Giáo dục trung học phổ thông

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

02/6/2010

SÁNG

Ngữ văn

150 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

 

CHIỀU

Hoá học

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

03/6/2010

SÁNG

Địa lí

90 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

 

CHIỀU

Lịch sử

90 phút

14 giờ 25

14 giờ 30

04/6/2010

SÁNG

Toán

150 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Ngoại ngữ

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

Vật lí

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

b) Giáo dục thường xuyên

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

02/6/2010

SÁNG

Ngữ văn

150 phút

7 giờ 25

 7 giờ 30

 

CHIỀU

Hoá học

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

03/6/2010

SÁNG

Địa lí

90 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

 

CHIỀU

Lịch sử

90 phút

14 giờ 25

14 giờ 30

04/6/2010

SÁNG

Toán

150 phút

7 giờ 25

 7 giờ 30

 

CHIỀU

Vật lí

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30


Hiền Lê
 

Bình luận
vtcnews.vn