Top 10 trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới (P2)

Tổng hợpThứ Tư, 18/08/2010 06:00:00 +07:00

(VTC News) - Máy bay trực thăng tấn công ngày nay đang được quân đội các nước trên thế giới sử dụng ngày càng rộng rãi.

(VTC News) – Với hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, máy bay trực thăng tấn công ngày nay đang được quân đội các nước trên thế giới sử dụng ngày càng rộng rãi.

3. Máy bay trực thăng tấn công Ka-52 –  “thợ săn đêm”

 

Thợ săn đêm của Nga đang thực thi nhiệm vụ tác chiến.

Ka-52 là dòng máy bay trực thăng tấn công đa năng hiện đại nhất của Nga hiện nay do Hãng Kamov nghiên cứu, chế tạo mà theo phân loại của NATO là Hokum B hay còn gọi là “cá sấu đen”. Nó thường được sử dụng để giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ tác chiến khác nhau không kể ngày hay đêm, trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, trong đó chủ yếu là dùng để trinh sát địa hình, yểm trợ cho bộ binh, chỉ thị mục tiêu và điều chỉnh hoạt động của cụm máy bay trực thăng chiến đấu.

 

Buồng lái của Ka-52 có thể đẩy phi công văng ra khỏi máy bay trong trường hợp nguy hiểm.

“Cá sấu đen” có khả năng tiêu diệt cả xe chiến đấu bộ binh thông thường lẫn bọc thép có kích cỡ nhỏ, làm tiêu hao sinh lực đối phương, đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trên không hoạt động ở tốc độ nhỏ. Ngoài mục đích chiến đấu, Ka-52 còn có thể được sử dụng vào mục đích huấn luyện và thực luyện bay.

 

Các thông số kỹ thuật hiển thị trên màn hình điều khiển.

Được nghiên cứu, chế tạo dựa trên phiên bản của máy bay chiến đấu đa năng Ka-50 “Cá mập đen”, nhưng Ka-52 lại nặng hơn 1 tấn so với ka-50 song lại không làm giảm khả năng chiến đấu so với Ka-50, thậm chí Ka-52 còn tỏ ra rất hiệu quả trong các chiến dịch tác chiến vào ban đêm, hơn nữa Ka-52 còn có khả năng kết hợp tác chiến trong đội hình, liên lạc thường xuyên với trung tâm điều khiển mặt đất ở cơ chế thời gian thực.

 

Tên lửa AGM-114 trang bị trên Ka-52.

Ka-52 được thiết kế 2 chỗ điều khiển để khi cần thiết cả hai phi công đều có thể lái và điều khiển trực thăng cũng như điều khiển hệ thống vũ khí. Máy bay được thiết kế với các đặc tính kỹ-chiến thuật cơ bản sau: đường kính cánh quạt 14,50 m, chiều dài máy bay 15,9 m, trọng lượng máy bay tối đa 10.400 kg, khi không tải là 7.800 kg, trần bay cao thực tế 5.500 m, trang bị hai động ТВ3-117ВМА công suất 2 х 2260 mã lực.  (2 х 1660 KW) cho phép máy bay hoạt động trong phạm vi 1.160 km ở các vận tốc khác nhau (thẳng đứng 10 m/s, khi bổ nhào 350 km/h, khi bay ngang 310 km/h, khi lượn vòng là 80 km/h).

 

Tên lửa AIM-9 trang bị trên Ka-52.

“Thợ săn đêm” được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, tối tân với 12 tên lửa siêu âm có điều khiển chống tăng “Whirlwind” tự động dẫn đường tới mục tiêu bằng tia laser, các hộp phóng đồng nhất giành cho cả súng máy và pháo, 80 tên lửa không quân không điều khiển cỡ 80 mm, tên lửa lớp “không đối không”, pháo 30 mm 2A42 cùng 500 quả đạn, 4 giá treo tên lửa hoặc bom không quân có trọng lượng 2.000 kg.

 

Tên lửa AIM-92 trang bị trên Ka-52.

Theo đánh giá của giới chuyên gia phân tích, Ka-52 hiện đang là một trong số những trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới hiện nay và cũng là mục tiêu săn đón của nhiều quốc gia trên thế giới. Rất khó để có thể so sánh Ka-52 với các đối thủ “nặng ký” khác như  Apache (USA), Tiger (Đức-Pháp), song nếu tính theo tiêu chí “giá cả và hiệu quả sử dụng” thì Ka-52 bỏ xa các đối thủ “nặng ký” khác.

Cánh của máy bay trực thăng tấn công Ka-52 có thể mở lên phía trên như cánh chim.

Do đặc điểm về tốc độ và tầm bay nên trực thăng chiến đấu một khi bị trúng tên lửa phòng không thì phi công thường có chung số phận với máy bay. Nhưng ở Ka-52 thì khác. Nó được thiết kế buồng lái khá đặc biệt và những chiếc ghế lái “thông minh” có thể đẩy phi công văng ra khỏi máy bay khi có trường hợp khẩn cấp nguy hiểm. Nhờ đó mà tính mạng của phi công có thể được bảo đảm an toàn hơn so với các máy bay trực thăng chiến đấu thông thường khác.

 

4. Máy bay trực thăng tấn công AH-64A “Apache” của Mỹ.

AH-64A Apache tại căn cứ không quân.

Với thiết kế tiên tiến, tính năng ưu việt, trang bị các loại vũ khí và phương tiện chỉ huy tác chiến hiện đại, AH-64A Apache của Không lực Hoa Kỳ hiện đang là một trong những máy bay trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng tấn công AH-1 Cobra.

Nó đ
ược HãngHughes nghiên cứu, chế tạo từ những năm 80 của thế kỷ trước, sau đó được Hãng McDonnell Douglasphát triển và hiện đang được sản xuất tại Tập đoànBoeing. Apache chính thức đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ vào năm 1984 và được sử dụng lần đầu tiên trong  cuộc chiến xâm lược Panama năm 1989 và hàng loạt các cuộc chiến sau đó.

AH-64A Apache thực hành bay huấn luyện tầm thấp.

Nó thường được sử dụng vào mục đích yểm trợ tác chiến cho bộ binh từ trên không, săn lùng và tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp cùng các mục tiêu bọc thép đơn giản. Loại máy bay này được trang bị các thiết bị vô tuyến điện tử mới nhất như: hệ thống thu nhận mục tiêu, thiết bị nhìn đêm điện quang TADS/PNVS và hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống tác chiến điện tử trên khoang, hệ thống tìm kiếm, đo đạc, nhận biết và tấn công mục tiêu trong phạm vi rộng.

Cận cảnh giàn hỏa lực của AH-64A Apache.

Đây là loại máy bay trực thăng tấn công hạng nặng (trọng lượng khoảng 6 tấn) có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ tua bin trục, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời gian, địa hình, thời tiết. Máy bay có chiều dài 17,73 m, sải cánh 14,63 m, cao 3,78 m, trọng lượng không tải 5.165 kg, trọng lượng toàn bộ 8.000 kg, trọng lượng cất cánh 9.500 kg, có thể phát triển tốc độ tối đa 293 km/h, hoạt động trong phạm vi 480 km.

Dàn hỏa lực hùng hậu của AH-64A Apache.

Ở phía dưới thân, 2 bên sườn và các bộ phận quan trọng khác của máy bay đều được trang bị lớp thép siêu bền làm bằng nguyên liệu tổng hợp có khả năng chống đạn pháo (12,7;14,5;20 mm) từ mặt đất bắn lên và chống bị phá hủy khi rơi. Với tốc độ rơi thẳng đứng 12,8 mét/giây, phi công vẫn bảo đảm an toàn tới 95%. Máy bay sử dụg nhiều kỹ thuật và thiết bị phòng hộ hiện đại, cộng thêm máy gây nhiễu chủ động và thiết bị chống phát hiện radar, hệ thống báo động tên lửa sớm, giảm độ nóng của khí xả từ dộng cơ cũng như tia hồng ngoặi để đánh lạc hướng tên lửa tìm nhiệt góp phần làm tăng khả năng bảo vệ máy bay.

Bên trong khoang lái của AH-64A Apache.

AH-64A Apache được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại mang tính sát thương cao (tùy từng nhiệm vụ cụ thể), trong đó có một khẩu đại liên M230 cỡ 30 mm sử dụng đạn nổ và đạn xuyên cháy, hoạt động trong phạm vi 3 km ở tốc độ 625 viên/phút được gắn ở ngay mũi phía dưới của trực thăng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất, tên lửa “không đối đất” AMG-114 dẫn đường bằng radar với tầm bắn từ 8-12 km, tên lửa “không đối không”Stinger, AIM-9 Sidewinder, Mistral và Sidearm, hệ thống tên lửa đánh chặn Hydra, rocket 70mm có hoặc không có dẫn đường. Vũ khí trên một chiếc Apache được trang bị tuỳ vào nhiệm vụ của nó, ví dụ khi hỗ trợ trong những cuộc giao tranh cận chiến, một chiếc Apache mang 16 tên lửa Hoả ngục (mối bên hông mang 8 quả) và 4 tên lửa không đối không.

 

Hiện tại, Mỹ đang sở hữu khoảng 800 máy bay chiến đấu loại này, gần 1.000 chiếc đã được xuất khẩu sang nước ngoài, trong đó chủ yếu là Ai Cập, Hy Lạp, Israel, Hà Lan, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Anh.

 

5. Máy bay trực thăng tấn công RAN-2/NAS/NAR “Tiger”

 

Một trong các phiên bản của máy bay tấn công Tiger liên doanh giữa Đức và Pháp.

Đây là máy bay trực thăng tấn công do Pháp và Đức cùng hợp tác nghiên cứu và sản xuất với hai phiên bản chính: chống tăng và kiềm chế hỏa lực, trong đó RAN-2 Tiger là phiên bản máy bay chống tăng thế hệ thứ 2 giành cho quân đội Đức, NAS Tiger là máy bay trực thăn tấn công đa năng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là chống tăng trong quân đội Pháp, còn NAR Gerfaut là máy bay trực thăng kiềm chế hỏa lực giành cho quân đội Pháp.

 


Máy bay trực thăng tấn công loại này có thể hoạt động trong mọi điều kiện địa hình thời tiết, không kể ngày hay đêm, có tính cơ động cao, linh hoạt trong hoạt động tác chiến, khả năng sinh tồn cao và chất lượng sử dụng tốt.

 


Nó được trang bị các thiết bị và công nghệ tàng hình tiên tiến, hiện đại giúp giảm khả năng phát hiện bằng mắt thường, radar và hồng ngoại của đối phương, do đó máy bay có kết cấu nhỏ, gọn (buồng lái chỉ rộng khoảng 1,1 m).

 

Bàn điều khiển của phi công chính trên RAN Tiger.

Ngoài ra, “Tiger” còn được trang bị cả hệ thống điều khiển bằng điện tử cho phép máy bay có thể kiểm soát được tình trạng làm việc của máy bay cũng như phát hiện ra các lỗi kỹ thuật của nó trong quá trình làm việc.

 

Thiết bị hồng ngoại trang bị trên RAN Tiger.

Máy bay có đường kính cánh quạt treo là 13 m, chiều dài máy bay 14 m, rộng 1 m, cao 3,81 m, trọng lượng khi không tải 3.300 kg, khi cất cánh thông thường 5.400 kg, trọng lượng tối đa khi cất cánh 6.000 kg, bình nhiên liệu trong 1.360 lít, trang bị 2 động cơ MTU/Turbomeca/Rolls-Royce MTR 390 công suất 2x958 KW giúp cho máy bay có thể phát triển tốc độ tối đa 280 km/h trong phạm vi cho phép 800 km ở trần bay cao thực tế 3.500 m.

 

Thiết bị radar gắn trên cánh quạt của máy bay trực thăng RAN Tiger.

Loại máy bay này thường được trang bị pháo GIAT M871 30 mm hoặc AM-30781 mang 750 viên đạn, 8 tên lửa chống tăng có điều khiển HOT2 hoặc TRIGAT LR, 4 tên lửa có điều khiển “không đối không” Mistral hoặc FIM-92 Stinger, 4 tên lửa có điều khiển “không đối không” Mistral cùng pháo 68x68 mm HYP SNEB hoặc 44x68 mm HYP và 4 tên lửa có điều khiển Mistral.

 

6. Máy bay trực thăng tấn công AH-1Z King Cobra của Mỹ

 

 AH-1Z King Cobra được nghiên tạo dựa trên phiên bản AH-1W.

Máy bay trực thăn tấn công AH-1Z King Cobra được Hãng “Bell Helicopter” của Mỹ nghiên cứu, sản xuất trong khuôn khổ chương trình H-1 giành cho lính thủy đánh bộ dựa trên phiên bản của máy bay trực thăng tấn công AH-1W “Super Cobra” có khả năng tiến hành hoạt động tác chiến cả trong điều kiện đêm tối lẫn khí hậu, thời tiết và địa hình phức tạp.

 

Hệ thống tên lửa treo dưới cánh AH-1Z King Cobra.

Theo dự kiến ban đầu, Mỹ sẽ nghiên cứu, chế tạo loại máy bay trực thăng chiến đấu loại này để sử dụng tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau đó nó lại thường xuyên tham gia các chiến dịch tác chiến trên chiến trường châu Âu với mục đích hỗ trợ và yểm trợ trực tiếp cho hoạt động tác chiến của bộ binh.

 

AH-1Z King Cobra có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi điều kiện hoàn cảnh, thời gian, thời tiết.

Máy bay được biên chế tác chiến 2 người, có trọng lượng cất cánh tối đa 8.409 kg, trọng lượng phóng 5.591 kg, tốc độ hoạt động tối đa 410 km/h, tốc độ hành trình 248 km/h, trần bay cao thực tế 6.100 m, thời gian hoạt động liên tục trên không 3 giờ 18 phút trong phạm vi 232 km.

 

Vũ khí trang bị biên chế trên AH-1Z King Cobra.

AH-1Z King Cobra được ứng dụng những thành tự công nghệ mới nhất trong lĩnh vực điện tử bao gồm: hệ thống hồng ngoại quan sát phía trước, thiết bị đo xa và chỉ thị mục tiêu bằng laser, hệ thống truyền hình ảnh có khả năng làm việc cả trong điều kiện ánh sáng yếu, thước ngắm và chỉ huy vũ khí được tích hợp với hệ thống dẫn đường bằng radar, hệ thống thông tin cho kíp lái về hoạt động của tia laser (AN/AVR-2) và radar (AN/APR-39), hệ thống cảnh báo sớm sự tấn công của tên lửa đối phương AN/AAR-47.

 

Cận cảnh AH-1Z King Cobra.

Máy bay loại này được trang bị pháo 20 mm, 2 tên lửa có điều khiển AIM-9 lớp “không đối không”, 4 khối phóng M299 mang tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114A, B, C và F hoặc AGM-114K cùng 2 quả tên lửa không điều khiển 70 mm. Hệ thống kính ngắm điện quang AN/AAQ-30 sẽ cho phép máy bay có thể dễ dàng sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển cả trong điều kiện đêm tối.

còn tiếp...



Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)

 

Bình luận
vtcnews.vn