Họa sĩ 'sát thủ' và những bức họa độc đáo về nhà báo

Văn hóa - Giải tríThứ Năm, 21/06/2012 08:57:00 +07:00

Dịp 21/6, xin giới thiệu một số bức tranh độc đáo của Thành Phong về nhà báo và những hệ lụy đi cùng của nghề nghiệp này.

Cái tên Thành Phong không xa lạ gì với độc giả, khi tập tranh “Sát thủ đầu mưng mủ” của anh xuất hiện vào năm 2011, kèm theo đó là hàng loạt tranh cãi và lộn xộn. Dịp 21/6, xin giới thiệu một số bức tranh độc đáo của Thành Phong về nhà báo và những hệ lụy đi cùng của nghề nghiệp này.

Khá sinh động và độc đáo, 10 bức tranh trên được sử dụng trong cuốn sách “Sổ tay phóng viên điều tra” (NXB Văn hóa Thông tin 2012, do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển và Đại sứ quán Anh phối hợp thực hiện). Đó là những tình huống cơ bản về việc nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp, kể từ khâu “câu giờ” tại những cơ quan địa phương cho tới việc nhà báo bị đe dọa hành hung, đòi xóa băng ghi âm và tịch thu máy ảnh...

Hình ảnh nhà báo qua nét vẽ của Thanh Phong. 


“Tôi nhận được lời đề nghị cộng tác của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển về loạt tranh này, với mục đích để những bài giảng về nghiệp vụ báo chí bớt khô cứng hơn” - Phong nói. Từ những tài liệu khá cụ thể được cung cấp, Phong hoàn thiện loạt tranh này trong gần một tháng trời.

Anh kể: “Dựng được một hình ảnh hợp lý về nhà báo trong loạt tranh này là điều khó. Tôi và những người biên tập sách đã phải trao đổi khá nhiều để tìm được sự đồng nhất về ý tưởng thể hiện. Nói tới nhà báo, rất nhiều người vẫn nghĩ tới hình ảnh một chàng trai, máy ảnh trên vai, ghi âm lăm lăm trong tay và mặc áo gile 4 túi.

Nhưng, tôi muốn nhìn hình ảnh những phóng viên điều tra ở góc độ tính cách, chứ không máy móc về trang phục như vậy. Hợp lý nhất, đó là hình ảnh của những thanh niên ăn vận bình thường nhưng phong thái lại toát lên sự trẻ trung, nhiệt tình, sôi nổi và có chút... ngờ nghệch khi gặp phải hàng loạt cạm bẫy từ công việc hàng ngày của mình.

26 tuổi, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật VN, Thành Phong đã có một thời gian dài làm việc trong lĩnh vực sáng tác truyện tranh. Theo lời Phong, một trong những cái đích lớn nhất của anh ở thời gian tới là việc ra mắt một tập truyện tranh gồm 10-20 tiểu phẩm, mỗi tiểu phẩm là một câu chuyện bằng tranh về những điều ngô nghê, lố bịch đang diễn ra trong xã hội.

“Cuộc sống hàng ngày vốn đã bao hàm nhiều chuyện kệch cỡm và nực cười. Mỗi khi đọc báo và bắt gặp những câu chuyện theo kiểu ấy, tôi vẫn ghi nhớ để có thể làm chất liệu sáng tác cho mình trong tương lại” - Phong nói.

Xem các bức họa về nhà báo của Thành Phong:

 
 
 
 
 
 
 

Theo Thể thao & Văn hóa 

Bình luận
vtcnews.vn