Tăng giá điện, Bộ Công thương nói gì?

Kinh tếThứ Ba, 27/12/2011 05:07:00 +07:00

Sau khi cân nhắc kỹ các yếu tố, kể cả ảnh hưởng tới lạm phát tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân tháng cuốc năm nên EVN chỉ trình giới hạn ở mức 5%.

Sau khi cân nhắc kỹ các yếu tố, kể cả ảnh hưởng tới lạm phát tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân tháng cuốc năm nên EVN chỉ trình giới hạn ở mức 5%.


Dự kiến đợt điều chỉnh giá điện này phải là 11,76%, nhưng tính toán các yếu tố, EVN chỉ trình giới hạn ở mức tăng 5%, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng dịnh tại giao ban báo chí Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức sáng nay 27/12.

Ông Vượng lý giải, Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 21/2009/QĐ – TTg ngày 12/2/2009 về bán giá điện năm 2009 và các năm 2010 – 2012, Quyết định số 24/2011/QĐ – TTg ngày 15/4/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường, căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh điện năm 2011 và kế hoạch sản xuất kinh doanh điện năm 2012, EVN đã xây dựng phương án điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng 5% và được Bộ Công thương chấp thuận.

Việc điều chỉnh giá điện 5% mới phản ánh những thay đổi của các thông số đầu vào cơ bản so với phương án giá điện năm 2011 như giá nhiên liệu, chênh lệch tỷ giá, cơ cấu nguồn điện và được thực hiện đúng thẩm quyền.

Giá điện này chưa đảm bảo cho EVN hoạt động có lãi trong năm 2012 cũng như chưa đưa vào các khoản lỗ các năm trước đây của EVN. Theo tính toán trước đó của Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ thì dự kiến đợt điều chỉnh này phải là 11,76%.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ các yếu tố, kể cả ảnh hưởng tới lạm phát tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân tháng cuốc năm nên EVN chỉ trình giới hạn ở mức 5%.

Cũng theo ông Vượng, về đơn giá tiền lương của Công ty mẹ EVN theo quy định là do Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, cho phép. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất điện hàng năm, ví dụ năm 2010 được tính là 5434 đồng/kWh. Trên cơ sở này, EVN tính toán quỹ tiền lương. Về vấn đề tiền lương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình cụ thể tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 13.

Về vấn đề kinh doanh ngoài ngành của EVN, ông Vượng cho hay, hiện nay EVN đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 2.108 tỷ đồng; cụ thể đầu tư vào các doanh nghiệp bất động sản 79,5 tỷ đồng; đầu tư ngân hàng An Bình 114,9 tỷ đồng; Công ty tài chính điện lực là 1.000 tỷ đồng...

Trừ các doanh nghiệp bất động sản và bảo hiểm, Ngân hàng An bình và công ty tài chính điện lực đều hoạt động có lãi. Nguồn vốn đầu tư và kinh doanh các hoạt động trên đều do EVN tự vay thương mại và huy động từ xã hội không phải do ngân sách cấp hoặc cho vay ưu đãi.

Hiện nay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn điện lực Việt Nam đang thoái vốn ra khỏi các doanh nghiệp này để tập trung vào các hoạt động kinh doanh điện. Về viễn thông EVN telecom hoạt động kém hiệu quả cũng đã được sáp nhập với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Ông Vượng cũng cho biết thêm, hiện nay, Bộ đang chỉ đạo EVN khẩn trương xây dựng và đưa vào vận hành thị trường thị trường phát điện cạnh tranh.

Trong thời gian từ 1/7 đến nay, Bộ Công thương đã chỉ đạo EVN và các đơn vị phát điện khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các hê thống văn bản pháp lý cho thị trường phát điện cạnh tranh.

Dự kiến khoảng giữa năm 2012, thị trường phát điện cạnh tranh chính thức sẽ được đưa vào hoạt động. Khi đó, khách hàng dùng điện có thể theo dõi hàng ngày về giá điện phát điện của các nhà máy điện trong hệ thống điện Việt Nam.

Xuân Hải /Infonet

Bình luận
vtcnews.vn