Trừng phạt nặng để kẻ móc túi 'nghĩ đã sợ'

Thời sựThứ Bảy, 08/10/2011 08:20:00 +07:00

(VTC News) – ĐBQH Ngô Thị Minh cho biết: Tới đây, Quốc hội bàn về Luật xử lý vi phạm hành chính, bà cũng đề nghị phải đưa khung hình phạt lên.

(VTC News) – “Theo tôi, hình phạt phải tăng lên rất nhiều, phải phạt thật mạnh, thật nặng… Tới đây, Quốc hội bàn về Luật xử lý vi phạm hành chính cũng phải đề nghị đưa khung hình phạt lên”.

Theo bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì ở giữa Thủ đô Hà Nội - nơi đang tích cực xây dựng lối sống văn hóa văn minh đô thị mà để xảy ra tình trạng trộm cắp, móc túi trên xe buýt gây phẫn nộ thì thật là đáng buồn! VTC News vừa có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Minh.

Bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng củaQuốc hội (Ảnh: Internet)

- Thưa bà, một video đang làm dư luận quan tâm, bất bình, xót xa. Video quay cảnh một bạn trẻ đi xe buýt ở Hà Nội bị móc túi đã nghẹn ngào van xin kẻ móc túi một câu nhưng không có hồi đáp, làm ám ảnh lòng người: “Anh ơi, túi em không có tiền đâu… Anh ơi, cho em xin lại cái bằng lái xe thôi”… Bà có biết và đã xem video này chưa, bà thấy sự việc này như thế nào?

Tôi thấy hiện nay những người muốn đi xe buýt thì nhiều, nhưng điều kiện của xe buýt chưa đáp ứng đủ nên chủ yếu những hành khách thường xuyên của xe buýt là những học sinh, sinh viên, người hưu trí, người lao động còn khó khăn… Vì thế, nói về trộm cắp, móc túi đã nhức nhối rồi, trộm cắp và móc túi trên xe buýt của những hành khách nêu trên càng gây bức xúc.

Ở giữa Thủ đô Hà Nội - nơi đang tích cực xây dựng lối sống văn hóa văn minh đô thị mà để xảy ra tình trạng này, không khắc phục được tình trạng này thì thật là đáng buồn!

Tôi nghĩ để tình trạng này xảy ra, các cơ quan chức năng Hà Nội chắc cũng không khỏi nhức nhối và trăn trở.


Công ty quản lý xe buýt cũng phải có những biện pháp bảo vệ hành khách của mình trên xe, chẳng hạn phải có
 
- Theo bà, cơ quan chức năng cần làm gì để giúp đỡ trước mắt thanh niên bị cướp mất bằng lái xe?


Nếu có xác nhận chuẩn xác về sự mất cắp, đủ căn cứ rồi thì các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện cấp sớm cho bạn ấy bằng lái xe mới, để bạn ấy được thuận lợi trong cuộc sống mưu sinh.

camera theo dõi, hay lái xe và phụ xe cũng nên phối hợp với quần chúng ngăn chặn tệ nạn này... Rồi báo chí cũng lên tiếng để cộng đồng cùng lên tiếng đấu tranh.


- Bà nói đến cộng đồng, xin được nêu như thế này: qua sự việc trên, hiện dư luận bày tỏ băn khoăn về lương tâm và trách nhiệm của những người cùng đi xe buýt, chứng kiến sự mất cắp nhưng không có ai bênh vực, hỏi han, giúp đỡ gì người bị hại, phải chăng nỗi sợ cái xấu, cái ác lớn hơn cả lương tâm trách nhiệm? Phẫn nộ vì những hành động của người xấu, người ta càng xót xa trước sự im lặng đáng sợ của những người tốt ở xung quanh – bà nghĩ sao trước những ý kiến này?

Cộng đồng phát hiện ra hành động trộm cắp, móc túi cũng không dám tố giác, tính cộng đồng như thế cũng đáng buồn quá! Cộng đồng mà không phát huy được mặt tốt, không dám đấu tranh thì xã hội không phát triển được.

- Nói vậy, nhưng có người cho biết, hàng ngày đi xe buýt thấy chuyện móc túi xảy ra khá phổ biến, nhưng một kẻ móc túi có hàng chục kẻ côn đồ khác sẵn sàng hỗ trợ thì hỏi ai dám làm gì?

Có lẽ không hẳn là người tốt sợ cái xấu, cái ác mà là mình chưa tháo được cái gốc rễ của vấn đề. Theo đó, phải có biện pháp để bảo vệ những người tố giác. Cũng giống như nói phòng, chống tham nhũng nhưng cũng cần có những biện pháp cho thấy người tố giác được bảo vệ triệt để về cả tính mạng, quyền lợi của người ta – nếu không thì cũng khó lòng mà tố giác được.

Nghĩa là phải làm thực sự triệt để để người tốt cảm thấy được bảo vệ tận cùng, nếu không làm được việc này thì sẽ không phát huy được sức mạnh của quần chúng.

Một điều quan trọng nữa, chính người đi xe buýt cũng cần phải có những kiến thức, có kỹ năng tự bảo vệ mình, trong đó có bảo vệ tài sản gắn với mình. Tôi đi công tác ở Thụy Điển người ta cũng nhắc nhở hành khách rất kỹ tại các bến tàu, nhà ga phải bảo vệ tài sản của mình như thế nào – tôi thấy họ làm rất tốt công tác tuyên truyền cũng như bảo vệ hành khách tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

Theo bà Ngô Thị Minh, chính người đi xe buýt cũng cần phải có những kiến thức, có kỹ năng tự bảo vệ mình, trong đó có bảo vệ tài sản gắn với mình (Ảnh ghi lại từ video) 


- Vì câu chuyện xảy ra giữa Thủ đô, nên nhiều ý kiến cũng băn khoăn, đến bao giờ các cơ quan chức năng của Hà Nội mới “ngó ngàng” đến tệ nạn móc túi trên xe buýt vốn xảy ra thường xuyên này. Phải chăng trộm cắp, móc túi, thậm chí có trường hợp cướp trên xe buýt chỉ được xếp vào dạng... ăn cắp vặt nên không có biện pháp giải quyết triệt để, bà nghĩ sao về điều này?


Tôi nghĩ trong cuộc sống mình đặt tình thương, tính nhân đạo, nhân văn của mình như thế nào cho đúng chỗ, còn đối với những đối tượng tiêu cực, những đối tượng lặp lại sự sai phạm thì nên có hình thức xử phạt đủ độ răn đe. Mình phải xử phạt làm sao để ngay trong suy nghĩ của họ (những đối tượng trộm cắp, móc túi trên xe buýt – PV) cũng sợ rồi, không dám thực hiện hành vi đó.

Hiện nay với đối tượng này mình xử phạt nhẹ quá, không đủ tính răn đe. Theo tôi, hình phạt phải tăng lên rất nhiều, phải phạt thật mạnh, thật nặng, thậm chí có những trường hợp điển hình phải xử lý hình sự.

Tới đây, Quốc hội bàn về Luật xử lý vi phạm hành chính cũng cần đề nghị phải đưa khung hình phạt lên.


Cùng với đó, tôi cũng muốn nêu ví dụ ở Đà Nẵng, TP này thưởng cho những người phát hiện và tố giác tội phạm với chính quyền, mức thưởng từ 5-10 triệu đồng. Hay với người lang thang xin ăn vãng lai, TP Đà Nẵng cũng lập một đường dây nóng, khi phát hiện trường hợp nào, người dân sẽ thông báo với có quan có trách nhiệm, cơ quan này sẽ đưa người ăn xin về các trung tâm dạy nghề, phối hợp với địa phương trả họ về quê quán, trường hợp người già cả neo đơn thì gửi vào các trung tâm nuôi dưỡng… Số điện thoại đường dây nóng này người dân Đà Nẵng hầu như ai cũng biết.

Tôi nghĩ Hà Nội cũng làm thế đi, khi người dân phát hiện sai phạm, người dân cũng có nơi để tố giác, và thưởng cũng là chuyện động viên khuyến khích người dân.

- Xin cảm ơn bà!



Kiều Minh (thực hiện)

Bình luận
vtcnews.vn