Yêu cầu chỉ đạo báo chí, Bộ trưởng GD&ĐT phân trần

Thời sựThứ Ba, 21/05/2013 03:00:00 +07:00

(VTC News) - Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận phân trần việc ông ký công văn yêu cầu chỉ đạo thông tin cơ quan báo chí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tới.

(VTC News) - Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận phân trần việc ông ký công văn yêu cầu chỉ đạo thông tin cơ quan báo chí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tới.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định như vậy trước dư luận về văn bản Bộ GD-ĐT vừa ký, gửi chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, trong đó, có việc Bộ GD-ĐT e ngại tiêu cực đến nỗi phải chỉ đạo 'ém' thông tin báo chí.

Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận Ảnh: Lê Anh Dũng/Vietnamnet 
Trước đó, trong văn bản số 2998 của Bộ GD-ĐT gửi các tỉnh, thành về kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 nêu rõ Chủ tịch tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi cho đăng tải các thông tin nhạy cảm như lộ đề thi, tiêu cực trong kỳ thi...

Trả lời báo chí bên hành lang kỳ họp quốc hội sáng 21/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phân trần: "Chỉ đạo là trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tin để tránh việc nghe một cái là đăng, đăng không đúng.


Trả lời báo chí bên hành lang kỳ họp quốc hội sáng 21/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phân trần:"Chỉ đạo là trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tin để tránh việc nghe một cái là đăng, đăng không đúng.

Ý nói là trước khi anh đăng, hoặc nghe thông tin như học sinh nói có lộ đề toán, lý thì mình trao đổi với các cơ quan xem thông tin như thế có đúng không. Cân nhắc đúng rồi thì các bạn đăng, chứ đừng có nghe phản ánh là đăng mà không thẩm tra.

Đề nghị các cơ quan thông tin trao đổi với nhà trường, công an, Bộ  GD- ĐT để phối hợp điều tra khi phát hiện thông tin liên quan tiêu cực thi cử. Khi có căn cứ thì hãy đưa tin.

 

Cho đến thời điểm này, tất cả tiêu cực phát hiện được đều từ báo chí. Không có lý gì không phối hợp với báo chí

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
 
Trao đổi kỹ, thẩm định đúng rồi thì đưa tin. Trao đổi kỹ với công an, thanh tra của chúng tôi phối hợp điều tra, xác minh để bóc tách, xử lý. Chúng tôi không bao che.


Kể cả cơ quan Bộ ai nhận không làm cũng nêu. Chúng ta làm một cách có trách nhiệm để đảm bảo cho môi trường thi yên tĩnh, không để thông tin của người hoặc vô tình, hoặc cố ý làm mất ổn định môi trường thi cử”, ông Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

Về việc dư luận quan tâm công văn vì trước đây có thông tư về tố cáo không có hiệu lực tố cáo, ông Phạm Vũ Luận nói: "Cái ý này khác. Chúng tôi sửa ngay rồi. Còn lần này các bạn đọc thấy là chỉ đạo các tỉnh đề nghị các cơ quan báo chí trao đổi kỹ với cơ quan có trách nhiệm trước khi đăng tin, để cân nhắc, định hướng.

Trong họp cơ quan, tôi nói cho đến thời điểm này, tất cả tiêu cực phát hiện được đều từ báo chí. Không có lý gì không phối hợp với báo chí".


Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, muốn khắc phục bệnh thành tích trong thi cử thì phải tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp chứ không thể bưng bít thông tin bằng cách “mượn tay” lãnh đạo tỉnh.

“Đọc công văn này mà cảm thấy buồn cho ngành giáo dục. Nếu cứ giấu thông tin nhạy cảm thì ngành giáo dục không thể tiến bộ được” - một chuyên gia giáo dục nhận định.
Bộ GD-ĐT ‘ngại’ thông tin tiêu cực?
Gian lận thi cử tại Hội đồng Thi Trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 

Trên báo người lao động, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội nói: “Không chấp nhận được!”.

Ông Cương phân tích: “Báo chí có chức năng, quyền hạn của mình, lãnh đạo địa phương không thể can thiệp. Anh chỉ có thể quy định báo chí phải chịu trách nhiệm trước thông tin của mình, không thể nói là phải trao đổi với cơ quan chức năng trước khi đăng thông tin”.

TS Vũ Đức Khiển, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khẳng định chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là không phù hợp, trái với Luật Báo chí.

“Luật quy định các cơ quan báo chí có quyền phản ánh, đưa tin mà không phải chịu sự kiểm duyệt của bất kỳ cơ quan nào nhưng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin đó. Chỉ đạo của Bộ GD-ĐT khác nào “bó chân” hoạt động của báo chí” - TS Khiển nói.
TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp, cho biết sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của văn bản 2998/2013 do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký, gửi chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.





Dũng Anh
Bình luận
vtcnews.vn