Yahoo và những bước đi 'giết chết' thương hiệu tỷ USD

Kinh tếThứ Tư, 09/12/2015 06:51:00 +07:00

Từ chối Microsoft, bỏ qua nhiều dự án quan trọng, bổ nhiệm sai lầm ... là những bước đi sai lầm khiến Yahoo từ vị thế hàng đầu xuống trở thành kẻ thất bại.

(VTC News) - Từ chối Microsoft, bỏ qua nhiều dự án quan trọng, bổ nhiệm sai lầm ... là những bước đi sai lầm khiến Yahoo từ vị thế hàng đầu xuống trở thành kẻ thất bại.

Yahoo rõ ràng là đã sai lầm rất nhiều từ đồng minh, đối thủ cho đến nội bộ công ty. Những sai lầm này đã đưa họ từ vị trí hàng đầu xuống vị thế của một kẻ thất bại trên thị trường công nghệ và vừa gần như phải khai tử Yahoo! Messenger.
Yahoo đã mắc quá nhiều sai lầm trên thương trường
Yahoo đã mắc quá nhiều sai lầm trên thương trường  
Đồng minh: Bỏ qua cơ hội từ Microsoft

Trong các sai lầm mà Yahoo mắc phải, nổi bật là những gì họ đã làm với Microsoft - từ chối cái bắt tay đầy thiện ý mà CEO Steve Ballmer đưa ra.

CEO của Microsoft hồi năm 2008 thậm chí đã gửi một bức tâm thư tới các nhà lãnh đạo Yahoo với những lời lẽ khá chân tình. Khi đó, Microsoft đưa ra mức giá 44,6 tỷ USD cho Yahoo.
Steve Ballmer đề nghị mua lại Yahoo nhưng đã bị từ chối
Steve Ballmer đề nghị mua lại Yahoo nhưng đã bị từ chối  
Khi đó, Microsoft cũng đang gặp phải một số khó khăn và còn Yahoo thì cũng bắt đầu nhìn thấy tương lai mù mịt. Ông Ballmer đã nói rằng "Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để sáp nhập".

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng mà gã khổng lồ công nghệ nhận được là cái lắc đầu từ Yahoo.

Các tờ báo công nghệ thời điểm này cho rằng Yahoo coi 44,6 tỷ USD là "quá thấp" và họ gần như quên mất mình đang "xuống dốc" thực sự.

Đối thủ cạnh tranh: Không nhận thức đúng về sự nguy hiểm của thị trường

Giai đoạn trước năm 2010 là thời điểm mà Yahoo và Microsoft bắt đầu mất giá trên thị trường khi họ không còn duy trì được sức ảnh hưởng to lớn của mình.
Yahoo từng rất lơ là đối với Facebook và Goolge
Yahoo từng rất lơ là đối với Facebook và Google 

"Thời thế tạo anh hùng" và tận dụng đà xuống dốc của hai gã khổng lồ này, Google, Facebook - những "anh hùng" mới bắt đầu nổi lên. Google dần trở thành một đối thủ đáng gờm trong mảng máy tìm kiếm.

Đáng nói hơn, năm 1997, Yahoo từ chối mua lại Google với giá chỉ 1 triệu USD với lý do không muốn chia nhỏ mối quan tâm của người dùng.

Khi đó, đúng là Goolge không phải là "món hời" dành cho các ông lớn với lượng truy vấn chỉ khoảng 10.000 mỗi ngày và khoảng 26 triệu trang web.

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, đến năm 2001, với việc cho ra mắt công cụ tìm kiếm hình ảnh, Google chiếm lấy thị phần lớn trong việc tìm kiếm online và Yahoo đã đề nghị mức giá 3 tỷ USD nhưng bị từ chối thẳng thừng.
Yahoo thất bại toàn diện trong cuộc chiến với Facebook
Yahoo thất bại toàn diện trong cuộc chiến với Facebook 
Còn Facebook, ra đời muộn hơn vào năm 2005. Có lẽ trên thị trường công nghệ nhiều người đã nhìn ra tiềm năng cực lớn của mạng xã hội này. Bằng chứng là trong giai đoạn trứng nước, Facebook từ chối tới 11 lời mua lại.

Tất nhiên trong số 11 lời mời này có lời mời từ Yahoo. Thậm chí lời mời mua lại từ Yahoo giúp cho cổ phiếu của Facebook tăng giá nhanh chóng và mở đường cho thành công sau này của Facebook.

Nội bộ: Quyết định sai lầm từ ban Quản trị


Trong việc lơ là đối với các đối thủ cạnh tranh cũng phản ánh phần nào sự sai lầm của ban Quản trị Yahoo. Hai "tý hon" là Goolge và Facebook dần phát triển mạnh mẽ trong khi "khổng lồ" Yahoo thì ngày một thụt lùi.
Terry Semel được cho là nguyên nhân thất bại của Yahoo
Terry Semel được cho là nguyên nhân thất bại của Yahoo 
CEO Terry Semel được coi là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại. Lúc này, Yahoo cũng đang gặp khó khăn sau cú sốc vỡ quả bong bóng dot.com, và Semel được tín nhiệm sẽ mang lại luồng gió mới.

Tuy nhiên, cựu giám đốc studio của tập đoàn Warner Bros chứng minh mình không phải là một sự lựa chọn phù hợp.
Terry Semel đã có quá nhiều chiến lược sai lầm cho Yahoo
Terry Semel đã đề ra quá nhiều chiến lược sai lầm cho Yahoo 
Thất bại lớn nhất của Terry Semel là không thể mua lại Google dù đề nghị tới 3 tỷ USD. Nếu ngày đó thương vụ này được tăng thêm 2 tỷ USD nữa thì có thể tương lai hiện tại của Yahoo đã khác biệt quá nhiều.

Sau sai lầm này, Terry Semel nhận ra tiềm năng của Google cũng như thị trường tìm kiếm online và ông mua lại Overture. Nhưng thời điểm Yahoo làm điều này, mọi thứ đã quá muộn với Yahoo.

Và tiếp tục nối tiếp sai lầm, Terry Semel từ chối "góp gạo thổi cơm chung" với hãng mua sắm trực tuyến DoubleClick cũng như "về nhà" Microsoft hay nói cách khác là trực tiếp đẩy Yahoo đến bờ vực khó khăn.
Nụ cười của Marrissa Mayer không cứu nổi Yahoo
Nụ cười của Marissa Mayer không cứu nổi Yahoo 
Người thay thế sau đó là Marissa Mayer chẳng mang lại được thay đổi gì cho Yahoo. Nữ CEO này thậm chí còn không khẳng định được bất kỳ dấu ấn cá nhân nào nổi bật.

Tóm lại, "cái chết" của gã khổng lồ công nghệ Yahoo đến từ những chiến lược sai lầm của họ trên thương trường - những sai lầm mà họ không thể sửa chữa và đang đi trên con đường thụt lùi ngày một xa hơn với các đối thủ cạnh tranh. 

Khánh Huy
Bình luận
vtcnews.vn