Xuyên tạc trang phục dân tộc, hoa hậu hứng 'rổ đá'

Văn hóa - Giải tríThứ Năm, 06/12/2012 07:09:00 +07:00

(VTC News) - Không ít người đẹp phải “hứng đá” khi có những lựa chọn thiếu an toàn với trang phục dân tộc.

(VTC News) - Trong lịch sử các cuộc thi sắc đẹp, đại diện của Việt Nam từ trước đến nay đã có rất nhiều những bộ trang phục dân tộc được vinh danh và ghi nhớ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít người đẹp phải “hứng đá” khi có những lựa chọn thiếu an toàn với trang phục này.

LTS: Từ trước đến nay, đã có không ít ì xèo, những cuộc “ném đá tập thể” từ dư luận vào những bộ trang phục dân tộc mà các hoa hậu chọn lựa mang ra đấu trường nhan sắc thế giới.

Không phủ nhận những nỗ lực của các nhà thiết kế cũng như tâm huyết của các người đẹp đi thi những năm qua. Nhưng mọi sự sáng tạo cần dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hoá lịch sử cũng như trang phục dân tộc qua các thời kỳ.


VTC News thực hiện chuyên đề "Trang phục dân tộc: Sáng tạo và xuyên tạc" nhằm làm sáng tỏ vấn đề dưới góc nhìn của nhiều đối tượng.

Ở các cuộc thi sắc đẹp có uy tín trên thế giới như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất, trình diễn trang phục dân tộc là một trong những phần thi quan trọng. Thậm chí những năm trước đây, không ít năm người chiến thắng trong phần thi trình diễn trang phục dân tộc được một suất vào thẳng vòng bán kết.


Thêm vào đó, có thể nói phần thi trang phục dân tộc là một trong những phần thi quan trọng nhất với mỗi đại diện quốc giá ở các cuộc thi mang tầm thế giới. Bởi qua phần thi này, văn hoá và cả tên tuổi đất nước đó sẽ được nhắc đến và được chú ý hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
Trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012, đại diện của Úc đã bị "ném đá" tơi bời khi chọn bộ trang phục dân tộc mang tên "Avatar".  
Nắm bắt được tầm quan trọng của phần thi này, hầu hết những cường quốc về sắc đẹp trên thế giới đều đầu tư kỹ lưỡng cho thí sinh của mình khi tham dự đấu trường sắc đẹp thế giới. Bởi thế, khán giả thường choáng ngợp khi xem phần biểu diễn này bởi có rất nhiều những bộ trang phục sặc sỡ, ấn tượng được thể hiện bởi các người đẹp.


Bởi tính quan trọng của trang phục này, mà hầu hết các cuộc thi nhan sắc lớn đều bắt thí sinh gửi bản thuyết trình đính kèm về ý nghĩa thiết kế của trang phục tới Ban giám khảo. Thí sinh phải nêu rõ những điểm đặc biệt trên bộ váy áo và đâu là nguồn cảm hứng chính để làm nên bộ trang phục này.

Chính vì thế, những bộ trang phục dân tộc được các quốc gia chọn cho đại diện của mình tại các cuộc thi sắc đẹp thường những tác phẩm văn hóa nghệ thuật thực sự. Thế nhưng không phải bất cứ khi nào người ta cũng có lựa chọn đúng đắn cho mình.

Mới đây trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012, đại diện của Australia đã bị "ném đá" tơi bời khi chọn bộ trang phục dân tộc mang tên "Avatar". Nhà thiết kế Julie Sufi cho biết, quốc phục này được lấy cảm hứng từ trang phục của người thổ dân Uluru ở Australia. Tuy nhiên, người dân nước này đã dùng từ “như trong... sở thú” để nói về trang phục "không hề giống trang phục dân tộc Úc" này.

Còn giới thời trang Úc chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm trước sáng tạo của Sufi.Alex Perry - cố vấn chuyên môn của show thời trang Project Runway - gọi đây là "váy áo rạp xiếc chứ không phải thời trang".
Năm 2009, đại diện của Nhật, Emiri Miyasaka tại Hoa hậu hoàn vũ đã khiến công chúng nước này thực sự nổi giận khi kết hợp áo kimono, thắt lưng obi với chiếc quần lót ren hồng chóe cùng đôi tất chân đồng màu. 
Đây không phải lần đầu tiên, trang phục dân tộc của Hoa hậu Australia vấp phải sự phản đối. Năm 2010, khi Jesinta Campbell tham dự Miss Universe, cô bị tổ chức Bảo vệ động vật PETA phản ứng khi diện trang phục có phần cổ và chiếc bốt Ugg làm từ len lông cừu.

Nhật Bản, một trong những quốc gia rất mạnh trên đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ cũng đã có không ít rắc rối từ việc lựa chọn trang phục dân tộc. Năm 2009, đại diện của Nhật, Emiri Miyasaka đã khiến công chúng nước này thực sự nổi giận khi kết hợp áo kimono, thắt lưng obi với chiếc quần lót ren hồng chóe cùng đôi tất chân đồng màu.

Chuyện cũng chẳng khá hơn ở Việt Nam. Trong lịch sử các cuộc thi sắc đẹp, đại diện của Việt Nam từ trước đến nay đã có rất nhiều những bộ trang phục dân tộc được vinh danh và ghi nhớ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít người đẹp của chúng ta đã phải “hứng đá” khi có những lựa chọn thiếu an toàn với trang phục dân tộc.
Không ít người bảo trang phục của Trúc Diễm mang đậm nét của một game online, chẳng mang màu sắc dân tộc tý nào. 
Trúc Diễm, người được xem là hoa hậu phá cách khi chọn trang phục lấy ý tưởng từ mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên nặng gần 10kg của NTK Lê Long Dũng trong cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2011.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng, bộ trang phục mới lạ, độc đáo cũng không ít người bảo trang phục của Trúc Diễm mang đậm nét của một game online, chẳng mang màu sắc dân tộc tý nào.

Cũng năm 2011, đại diện Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ, Phan Thị Mơ đem đến cuộc thi bộ trang phục lấy chủ đề Sinh thành, với ý nghĩa luôn nhớ về cội nguồn với công đức bờ bến của cha mẹ.

Không phủ nhận diện bộ trang phục đó, Phan Thị Mơ trở nên rất gợi cảm vì ở phía trên thiết kế như chiếc yếm khoe tối đa những đường cong ở vòng một và vòng hai. Tuy nhiên, bộ trang phục này cũng nhận được không ít “đá” từ dư luận khi nó có màu sắc sặc sỡ, lấp lánh trông giống váy dành cho vũ công hơn trang phục dân tộc.

Ở một cuộc thi sắc đẹp khác là Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2011, đại diện Việt Nam là Lê Huỳnh Thúy Ngân đã chọn chiếc váy Lửa thiêng của NTK Lê Long Dũng. Bộ trang phục được thực hiện dựa trên cảm xúc khi đứng trước hình ảnh ngọn lửa đỏ rực, hừng hực sức nóng, bập bùng cháy trong tiếng cồng chiêng rộn rã giữa núi rừng Tây Nguyên.

Tuy nhiên, ngay sau khi công bố trang phục dân tộc, Lê Huỳnh Thuý Ngân đã bị dự luận "ném đá" không tiếc tay bởi bộ trang phục mang đậm hơi hướng cosplay và các nhân vật trong game online.
Lê Huỳnh Thuý Ngân đã bị dự luận ném đá không tiếc tay bởi bộ trang phục mang đậm hơi hướng cosplay và các nhận vật trong game online. 
Không phủ nhận sự nỗ lực của các nhà thiết kế cũng như các người đẹp trong suốt mấy năm gần đây đã đổ nhiều tâm sức vào việc chọn ra những mẫu trang phục dân tộc. Thế nhưng mọi sự sáng tạo cần dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hoá lịch sử cũng như trang phục dân tộc qua các thời kỳ.


Bởi trang phục dân tộc cho các người đẹp mang tới những đấu trường sắc đẹp thế giới không đơn thuần là những bộ quần áo màu mè, lòe loẹt hoặc diêm dúa như người ta thường nghĩ mà nó phải thấm đẫm giá trị lịch sử cũng như tinh hoa văn hoá dân tộc trong đó. Và đương nhiên phải đủ sức truyền tải tới bạn bè năm châu về tinh hoa văn hóa nước nhà.

Việc thiết kế và chọn lựa trang phục dân tộc cho đại diện nhan sắc Việt tham gia thi đấu tại các cuộc thi nhan sắc quan trọng là thế, khắt khe là vậy. Thế nhưng không phải ai cũng cẩn trọng trong những lựa chọn của mình. Vì thế, chuyện chẳng lạ khi cứ vào mùa nhan sắc lại không thiếu những ì xèo, những cuộc “ném đá tập thể” từ phía dư luận vào những những bộ trang phục dân tộc mà các hoa hậu chọn lựa.

Đàm Mộng Hoài

Bình luận
vtcnews.vn