Xử đại án Vifon: Chân dung 'vị cứu tinh' một thời

Pháp luậtThứ Tư, 14/05/2014 12:10:00 +07:00

(VTC News) - Từng là "vị cứu tinh" của ngành thực phẩm Việt Nam, việc ông chủ một thời của công ty Vifon rơi vào vòng lao lý khiến nhiều người nuối tiếc...

(VTC News) - Từng là "vị cứu tinh" của ngành thực phẩm Việt Nam, việc ông chủ một thời của công ty Vifon rơi vào vòng lao lý khiến nhiều người nuối tiếc...

Ông Nguyễn Bi, nguyên Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty Vifon (Công ty Cổ phần Kĩ Nghệ Thực phẩm Việt Nam) bị truy tố về tội “ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản “ và “ cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng “.
Ông Nguyễn Bi (thứ hai từ trái sang), đại diện Vifon nhận Huy chương vàng “Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất sắc ở nước ngoài” do tổ chức Foundation For Excellence in Business Practice (FEBP) Thụy Sĩ trao tặng cho doanh nghiệp VN duy nhất, năm 2001 

Khi biết tin ông bị tuyên án đến 22 năm tù, rất nhiều người từng biết ông trước đó tỏ ra tiếc nuối. Bởi không thể ngờ một người từng góp phần xây dựng và phát triển một doanh nghiệp nhà nước trở thành một công ty đứng đầu cả nước về chế biến thực phẩm, cuối đời lại lâm vào vòng lao lý…

Ngày 24/3, vừa qua, phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn xử vụ án tham ô tại Vifon, vì bị cáo Nguyễn Bi phải nhập viện điều trị căn bệnh tuổi già. Đến ngày 12/5, phiên tòa đã được mở trở lại. Theo dõi vụ án suốt hơn 5 năm qua và ở phiên tòa sơ thẩm với mức án được tuyên như vậy khiến những ai biết ông, từng kề vai sát cánh cùng ông đưa ngành chế biến thực phẩm ăn liền “ra biển lớn” đều cũng có tâm trạng tiếc nuối... 

Học Đại học ngành cơ khí ở Tiệp Khắc, ông Bi về nước năm 1974 và nhanh chóng được đề bạt làm Trưởng ngành Cơ khí sửa chữa ở Nhà máy đường 19/5 Sơn tây. Năm 1986, ông được điều về làm Giám đốc Nhà máy Bột ngọt Tân Bình ( tiền thân của Vifon ngày nay ), kiêm Phó Tổng giám đốc XNLH Bột ngọt – Mì ăn liền. Năm 2003, ông là Tổng Giám đốc kiêm luôn vị trí Chủ tịch Công ty cổ phần Vifon nhờ những dấu ấn sâu sắc khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Trong giai đoạn đổi mới đất nước, những người gánh vác nhiệm vụ đứng đầu mỗi đơn vị như ông Bi chịu áp lực rất lớn. Không những phải cố gắng hoàn thành trọng trách được nhân dân giao phó mà còn phải tạo ra nguồn lực để nuôi sống đơn vị, bản thân.

Nhưng trong bối cảnh này, đơn vị mà trước khi ông Bi tiếp quản chỉ sản xuất sản phẩm axit và bánh phồng tôm. Đánh giá đúng tình hình và dám đưa ra những ý tưởng táo bạo, ông Bi mạnh dạn liên doanh và đưa công nghệ nước ngoài về nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho sản phẩm chính là mì ăn liền và bột ngọt.
Mì của Vifon chiếm 75% thị phần ở thị trường Slovakia. Năm 20101, trong chuyến đi thăm quốc gia này, ông Nguyễn Bi (bìa phải) được Tổng thống Slovakia Rudolt Schuster tiếp đón. 

Đầu tiên, ông tổ chức liên kết với Xí nghiệp Lương thực quận 5 sản xuất mì ăn liền. Từ đây mới có mì Miliket, nguồn gốc từ chữ mì “liên kết” mà ra. Mì Miliket sau khi ra đời đã thống trị thị trường trong nước trong thời gian dài, trước khi có các sản phẩm ngoại nhập những năm đầu thế kỉ 21.

Được đà thắng lợi, ông liên doanh với nhiều đơn vị khác như với Công ty lương thực Hà nội, mở rông liên doanh ra Vinh. Rồi liên doanh Ajinomoto, Acecook (Nhật) hay Orsan lần lượt ra đời có lực lượng lao động lên đến hàng nghìn người.

Giai đoạn từ khi ông về tiếp quản năm 1986 cho đến năm 2000 được đánh giá là thời kì rực rỡ nhất của Vifon. Hoạt động liên doanh là sáng kiến táo bạo và đem lại thành công lớn cho một doanh nghiệp nhà nước đi đầu như Vifon.

Bởi ý tưởng này không chỉ giúp Vifon nâng cao công nghệ sản xuất (từ Nhật Bản), cho ra đời nhiều loại sản phẩm tiên tiến, mà còn có tác dụng huy động vốn hỗ trợ sản xuất trong giai đoạn kinh tế nước nhà còn khó khăn nhiều mặt.

Từ một xí nghiệp nhỏ chỉ có vốn 24 tỉ đồng chuyên sản xuất axit, mì ăn liền và bánh phồng tôm, ông Bi đã cùng với cán bộ công nhân viên đưa Vifon trở thành một đơn vị dẫn đầu cả nước ở lĩnh vực thực phẩm ăn liền. Giai đoạn hoàng kim, thị phần Vifon luôn chiếm khoảng 60-70% toàn thị trường. Không chỉ vậy, sau khi thoái vốn ở các liên doanh, Vifon còn tạo lợi nhuận cho nhà nước 127 tỉ đồng.

>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn