Xem nữ cảnh sát giao thông xinh đẹp tôi luyện ra sao?

VideoThứ Sáu, 18/01/2013 12:01:00 +07:00

Các nữ sinh CSGT phải tôi luyện khắc nghiệt trong các lớp võ thuật, biết lái xe phân khối lớn và xe có trọng tải 3,5 tấn.

Các nữ sinh CSGT phải tôi luyện khắc nghiệt trong các lớp võ thuật, biết lái xe phân khối lớn và xe có trọng tải 3,5 tấn.

Ngày 3/1/2013, Công an thành phố Hà Nội đưa lực lượng nữ cảnh sát giao thông ra đứng chốt trên toàn thành phố. Hình ảnh những nữ chiến sỹ cảnh sát xinh đẹp đứng phân luồng giao thông, giúp đỡ các cụ già, trẻ em sang đường đã trở thành một hình ảnh đẹp trong mắt của người dân.
Clip giới thiệu về các nữ Cảnh sát giao thông xinh đẹp

Tuy nhiên, nữ cảnh sát giao thông được đào tạo như thế nào? Rèn luyện, học tập ra sao vẫn là một câu hỏi lớn của rất nhiều người. Chúng tôi đã gặp Đại tá, Tiến sỹ Phạm Trung Hòa (Trưởng khoa Nghiệp vụ Cảnh sát giao thông - Học viện Cảnh sát Nhân dân) để tìm hiểu.

Đại tá Phạm Trung Hòa cho biết: "Tuyển sinh học viên Cảnh sát giao thông theo quy định chung của Bộ Công an, là học sinh không mắc bệnh kinh niên, mãn tính, thể hình thể trạng cân đối, không có dị hình dị dạng".  Với nam, phải có có chiều cao từ 1,64m - 1,80m, nặng 48kg - 75kg, còn với nữ, phải đạt 1,58m- 1,75m, nặng 45kg - 60kg.
Học sinh thuộc khu vực I và người dân tộc thiểu số sẽ được hạ thấp 2cm về chiều cao và 2kg về cân nặng. Mỗi khóa có khoảng 5-10% học viên nữ, tùy theo nhu cầu đào tạo của từng địa phương. 
 
Khi nhập học, học viên sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm 4 xét nghiệm để xác định về nhóm máu, xác định có nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B hoặc có sử dụng ma túy hay không. Học viên Cảnh sát giao thông cũng phải theo học 5 năm theo quy định của ngành Công an.
Tuy nhiên, nhà trường đang đề xuất giảm bớt thời gian đào tạo xuống 1 năm (Từ 5 năm xuống 4 năm). Theo đó, sẽ bỏ một số môn học không cần thiết (hoặc đã từng đào tạo) và chú trọng vào việc thực hành cho học viên. 
Ngoài học các môn đại cương, chuyên ngành, học viên Cảnh sát giao thông còn được học kỹ năng lái xe, lái xuồng, võ thuật, văn hóa ứng xử... Học viên Cảnh sát đều phải có bằng lái xe hạng B trước khi tốt nghiệp.
 
Riêng chuyên ngành Cảnh sát giao thông sẽ phải có giấy phép lái xe hạng C (Ôtô tải, xe chuyên dùng, đầu kéo, Cần cẩu bánh lốp, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc  có tải trọng thiết kế từ 3,5 tấn trở lên). Trong quá trình đào tạo tại trường, nữ học viên cũng phải trải qua quá trình huấn luyện vất vả như nam giới. 
 
Và đến năm thứ ba, học viên chuyên ngành Cảnh sát giao thông sẽ được đào tạo lái xe phân khối lớn.  Nữ học viên lái xe phân khối lớn tốt hơn nam giới vì họ luôn biết giữ bình tĩnh khi đi xe. Bên cạnh đó, học viên còn được tham gia các khóa học, các buổi ngoại khóa, nói chuyện về văn hóa ứng xử để học viên có thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử khi ra trường.

Theo Khám Phá
Bình luận
vtcnews.vn