Xe chở lợn ách tắc ở cửa khẩu Trung Quốc; Dây chuyền giết mổ 'bán xới' vì chưa có hồi âm

Kinh tếThứ Năm, 12/05/2016 04:48:00 +07:00

Dây chuyền giết mổ 'bán xới' vì địa phương nuốt lời, người nuôi lợn lao đao vì thương lái Trung Quốc trở mặt

(VTC News) - Những kiểu nuốt lời, trở mặt trong việc thực hiện cam kết, lời hứa có thể gây ra những sự thiệt hại rất lớn, như khiến một dây chuyền công xưởng có thể đóng cửa hay người nông dân lao đao rơi vào cảnh "dở khóc dở cười"...

Sắp tăng giá, xe dung tích lớn càng ngày càng khan hàng

Từ ngày 1/7 tới đây, hàng loạt dòng ô tô dung tích xi-lanh dưới 1.5L sẽ được đều chỉnh giảm giá trong khi những dòng xe trên 2.5L thì bị đẩy lên cao so với giá bán hiện tại.

Cụ thể những chiếc xe siêu sang có dung tích từ 2.5 - 6L, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng từ mức 50% - 150%. Điều này có nghĩa những chiếc xe siêu sang này có dung tích càng lớn thì giá tăng càng đắt. 

Tuy nhiên, trong thời gian 10 ngày trở lại đây, tỷ lệ dòng xe có dung tích từ 2.5L trở lên có tỷ lệ đăng kiểm giảm hẳn. Nguyên nhân được lý giải thuần túy là do có thể khan hàng khiến tỷ lệ người mua thấp. 

Một 1 đơn vị phân phối xe cho biết: Có thể có những doanh nghệp đã nhập xe về nhưng chưa thể cho ra bán ngoài thị trường, vì có thể sau 1/7, giá xe sang dung tích lớn sẽ tăng cao. Vì vậy, người dân sẽ khó khăn cho việc tìm mua xe sang dung tích lớn trong thời gian này.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe có dung tích lớn rõ ràng người tiêu dùng phải chịu những tổn thất về thuế, phí nhưng đó cũng là cơ hội làm ăn sáng sủa của các đơn vị nhập khẩu xe ô tô.

Nhà máy đạm đầu tư 12.000 tỷ hoạt động 4 năm lỗ 2.000 tỷ

Nhà máy Đạm Ninh Bình (công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình) được đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng vừa đi vào hoạt động đã hỏng hóc, gây ô nhiễm môi trường.

 

Năm 2012, khi nhà máy đi vào hoạt động sản xuất đã để xảy ra tình trạng tràn nước và xả thải trộm ra sông Đáy. Thời điểm này, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra. Kết quả, chiều 17/10/2012, PC49 Công an tỉnh Ninh Bình bắt quả tang Nhà máy Đạm Ninh Bình dùng 5 vòi bơm nước thải ra sông Đáy, công suất mỗi vòi lên tới 1.000m3/giờ.

Xét nghiệm mẫu nước tại khu vực cá chết, bò chết cạnh Nhà máy Đạm Ninh Bình và xung quanh KCN Khánh Phú, có nhiều chất độc hại vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Đặc biệt chất amoni có lúc vượt từ 26 đến 1.030 lần mức cho phép.

Ông Vũ Văn Nhẫn – Tổng giám đốc Nhà máy đạm Ninh Bình thừa nhận, từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy Đạm Ninh Bình rơi vào tình trạng lỗ thâm niên. Năm 2012, lỗ 75 tỷ đồng; năm 2013 lỗ trên 759 tỷ đồng; năm 2014 ước lỗ trên 500 tỷ đồng, năm 2015 lỗ trên 370 tỷ đồng. 

Tới nay, đã có 400/1.000 công nhân phải nghỉ việc. Nhà máy càng sản xuất càng lỗ và hiện đã lỗ luỹ kế lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Gia Thế (Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất) cho biết: Chi phí sản xuất quá cao, giá u- rê trên thị trường liên tục giảm nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cty rất khó khăn.

"Nhà máy đạm cam kết sẽ nhận công nhân quay trở lại làm việc ở vị trí trước khi nghỉ tạm và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của người lao động”, ông Nhẫn trình bày khi được hỏi lý do cho công nhân nghỉ việc.

Dây chuyền giết mổ thua lỗ nặng vì chính quyền địa phương 'nuốt lời'?

Đầu tư trên 30 tỷ đồng xây dựng dây chuyền giết mổ, nhưng chỉ sau nửa năm hoạt động, doanh nghiệp tư nhân vựa heo Tý tại TP Sóc Trăng đã phải rao bán vì địa phương không thực hiện đúng những gì đã cam kết trước đó.

 

Ông Lý Minh Chánh, chủ doanh nghiệp này cho biết, ông đã đầu tư 35 tỷ đồng (80% vốn vay ngân hàng) xây dựng lò mổ thuộc diện lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trên diện tích hơn 12ha, công suất 800 con lợn, 300 trâu bò và 3.000 con gia cầm mỗi ngày tại phường 8, TP Sóc Trăng  theo lời kêu gọi đầu tư của các cấp chính quyền, ngành chức năng địa phương.

Thế nhưng các điểm giết mổ nhỏ lẻ cũng như các lò mổ gây ô nhiễm môi trường, tự ý nâng công suất trái phép, nằm trong khu dân cư… vẫn hoạt động rầm rộ.

Do đó lò mổ của ông Chánh chỉ hoạt động 10% công suất (khoảng 2 triệu đồng doanh thu) vì nguồn nguyên liệu không tập trung, mà tiếp tục đổ về các lò mổ nhỏ lẻ, nằm trong diện quy hoạch di dời, hạ công suất hoặc buộc xóa sổ, dù ông nhiều lần hạ giá gia công giết mổ rất thấp. 

Trong khi, để tồn tại, mỗi ngày cơ sở phải đạt doanh thu trên 22 triệu đồng. Chưa kể, mỗi tháng ông còn phải đóng lãi ngân hàng 250 triệu đồng, chưa tính lương nhân viên, chi phí bảo trì thiết bị, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải… Đến nay, sau 6 tháng hoạt động, doanh nghiệp đã lỗ hơn 4 tỷ đồng.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng nói doanh nghiệp cứ viết đơn gửi cho ông để ông nắm rồi chuyển cho UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Tuy nhiên, theo ông Lý Minh Chánh thì doanh nghiệp của ông đã liên tục 6 lần gửi đơn cầu cứu lên Bí thư tỉnh ủy, nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm.

Người nuôi lợn đang bị thương lái Trung Quốc trở mặt

Hơn một tháng nay, thương lái Trung Quốc mua vét lợn ở nhiều tỉnh phía Bắc với giá ngất ngưởng nhưng mấy ngày gần đây bất ngờ đóng cửa khiến người nuôi lợn lao đao.

Nhiều làng quê ở Bắc Giang hiện vẫn chưa hết ngỡ ngàng với việc giá lợn bất ngờ được đẩy lên cao chót vót trong khoảng 1 tháng qua. Loại nào Trung Quốc cũng mua và đều ở mức giá cao hơn 30% so với giá trên thị trường Việt Nam.

Ngay cả lợn “xách tai”, tức lợn vừa cai sữa, bắt đầu tập ăn cũng được mua với giá cao gấp đôi so với trước đây. Vì thế, các trang trại lợn lớn trên địa bàn không đáp ứng được nên các thương lái phải về các vùng quê để “mua vét”.

Bên phía Trung Quốc sẵn sàng cho người dân vay tiền để thu mua lợn, tất nhiên là phải có thế chấp và phía Trung Quốc vẫn lấy lãi khoảng 1,5%/ngày, và thấy rằng đây là mức lãi có thể chấp nhận được nên nhiều người cũng vẫn vay.

Tuy nhiên 5 ngày qua, phía Trung Quốc bất ngờ không nhập lợn Việt Nam nữa. Chiều 11/5, tại điểm tập trung lợn ở thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện (Lục Nam, Bắc Giang) vẫn còn khoảng gần chục xe lợn chưa đi được. 

Xe chở lợn
Xe chở lợn không đi được vì thương lái không mua lợn nữa

Khi bị ách lại, các thương lái vẫn phải “giam” lợn trong các xe tải cỡ lớn và hàng ngày chỉ có tắm rửa để qua đó đưa nước vào miệng lợn chứ không thể cho ăn hay chăm sóc lợn được. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lợn nhanh chóng bị hao cân, gây ảnh hưởng lớn đến giá trị khi xuất bán.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho biết, Cục đang cử người điều tra về tình trạng thu mua bất thường của thương lái Trung Quốc trên một số tỉnh miền Bắc.

Tiệp Tiệp(tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn