Xác minh đơn khiếu nại, tố cáo người ứng cử ĐBQH

Thời sựThứ Tư, 23/03/2016 07:58:00 +07:00

Bà Phạm Thu Hương, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết đang xác minh những đơn thư khiếu nại, tố cáo người ứng cử ĐBQH.

Bà Phạm Thu Hương, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết đang xác minh những đơn thư khiếu nại, tố cáo người ứng cử ĐBQH. 

Sáng 22/3, phát biểu tại Hội nghị triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, bà Phạm Thu Hương, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết đã nhận được một số đơn thư tố cáo, khiếu nại người ứng cử ĐBQH.
.

Xác minh đơn thư tố cáo

Hội nghị do Bộ Nội vụ tổ chức có sự góp mặt của đại diện lãnh đạo, cán bộ 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Phát biểu tại đây, bà Phạm Thu Hương, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, nhận định sơ bộ ban đầu ứng cử viên ở T.Ư có chất lượng tốt, ở địa phương số dư cũng đảm bảo. “So với số lượng đại biểu dự kiến được bầu từ địa phương là 302 người, hiện nay số dư đạt 3,14 lần.

Bà Phạm Thu Hương, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc. Ảnh: Trường Phong.
Bà Phạm Thu Hương, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc. Ảnh: Trường Phong. 

Tổng của cả T.Ư và địa phương đạt số dư an toàn, ở mức 2,29 lần. Các tỷ lệ về đại biểu nữ, dân tộc… cũng rất an tâm”, bà Hương nói. Tuy nhiên, theo bà Hương, việc giới thiệu người ứng cử HĐND ở cấp xã hiện nay còn xảy ra nhiều bất cập như giới thiệu người không đủ hoặc vượt quá so với số lượng được phân bổ, hoặc giới thiệu không trúng với dự kiến ban đầu…


 

Hiện nay T.Ư cũng nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo. Chúng tôi đang khẩn trương nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan để xác minh, trả lời.
Bà Phạm Thu Hương
 
Theo bà Hương, năm nay, số lượng người tự ứng cử tăng cao, đặc biệt ở cấp xã. “Hiện chúng tôi đã nắm được số liệu cơ bản về tự ứng cử ĐBQH, cũng như đại biểu HĐND cấp tỉnh. Nếu nhìn theo góc độ tích cực thì đây là tín hiệu đáng mừng vì người dân có ý thức và trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố phải hết sức quan tâm”, bà Hương nói.


Bà Hương cũng cho biết, hiện ở một số địa phương có số dư ứng cử viên chưa an toàn. Theo bà Hương, nếu trong quá trình từ nay đến khi niêm yết danh sách, xảy ra những phát sinh liên quan đến khiếu nại, tố cáo, và một vài ứng cử viên phải rút hồ sơ thì sẽ không đảm bảo được số dư theo đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi thêm về tình hình khiếu nại, tố cáo, bà Hương cho biết, đã có những đơn thư khiếu nại, tố cáo người ứng cử ĐBQH. “Hiện nay T.Ư cũng nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo. Chúng tôi đang khẩn trương nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan để xác minh, trả lời”, bà Hương thông tin.

Chỉ kiêm nhiệm một chức danh

Bà Hương cũng cho biết, hiện nay có những tình huống chưa có quy định trong pháp luật như việc một người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND ở hai địa phương khác nhau. “có đại diện một địa phương gọi điện lên hỏi trường hợp vị sư sinh sống ở tỉnh họ, nhưng có chùa ở tỉnh khác và hai nơi này đều tín nhiệm giới thiệu làm đại biểu HĐND. Luật không cấm nên vị sư này hoàn toàn có quyền ứng cử ở hai địa phương khác nhau”, bà Hương nói.

Trao đổi thêm tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng vụ Tổng hợp cán bộ (Ban Tổ chức T.Ư) cho rằng, trong thời gian vừa qua, nổi lên một số vấn đề như việc chuẩn bị cho chức danh trưởng đoàn ĐBQH cấp tỉnh.

Ông Bình cho biết, theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị, trong nhiệm kỳ tới các lãnh đạo địa phương nếu giữ hai chức vụ rồi thì không nên giữ chức vụ thứ ba để đảm bảo có sự điều hành, phân phối, phân công hợp lý.

“Ví dụ như Bí thư Thành ủy, Bí thư Tỉnh ủy, có thể kiêm Chủ tịch HĐND bởi định hướng sau này như vậy thì không nên giữ chức vụ thứ ba là Trưởng đoàn ĐBQH nữa vì cùng một lúc tham gia nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến thời gian công tác”, ông Bình nói.

Nguồn: Tiền Phong
Bình luận
vtcnews.vn