Xã hội đen hoành hành ép chủ máy gặt đóng tiền 'bảo kê' ở Nghệ An

Pháp luậtThứ Tư, 06/09/2017 06:45:00 +07:00

Vài năm gần đây, ở Nghệ An, hễ bước vào vụ thu hoạch lúa, các chủ máy gặt thuê đều bị các đối tượng “xã hội đen” ép đóng tiền “bảo kê” ngay trên các cánh đồng.

Cách đây chưa lâu, để được hoạt động yên ổn trên địa bàn, một số chủ máy gặt vào địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An phải ký vào bản cam kết và đóng 2 triệu đồng cho công an một số xã, gây bức xúc dư luận. 

may-gat-lua-1473564100

Cần dẹp nạn "bảo kê" trên các cánh đồng lúa ở nông thôn Nghệ An  

Sau khi bị người dân và các “khổ chủ” phản ánh, chính quyền địa phương đã chỉ đạo ngành công an vào cuộc rốt ráo để “dẹp loạn” thì tình hình có lắng xuống.

Tuy nhiên, bước sang vụ hè thu này (2017), nạn bảo kê được dân “giang hồ” lách luật tổ chức hoạt động một cách tinh vi hơn. Những đối tượng này đặt thẳng vấn đề với các chủ máy gặt để bọn chúng tự đứng ra làm giá và thu tiền đối với nông dân.

Một người dân trên địa bàn Yên Thành phản ánh, nếu chủ máy gặt thu của bà con nông dân 160 nghìn đồng/sào thì “bảo kê” thu của bà con lên tới 180- 200 nghìn đồng/sào.

Một thực trạng diễn ra như cơm bữa suốt cả vụ gặt hè – thu năm nay ở nhiều nơi trên địa bàn huyện Yên Thành nhưng không hiểu sao các cơ quan chức năng không vào cuộc xử lý để tránh thiệt hại oan cho bà con nông dân.

Không riêng gì ở vùng chiêm trủng Yên Thành, một số vùng nông thôn khác trên địa bàn Nghệ An cũng xảy ra nạn ép các chủ máy gặt chi tiền “bảo kê” nhưng thực chất là “cưỡng đoạt” tiền của các “khổ chủ”  máy gặt một cách trắng trợn.

img-4084-1-1473094154365

Nông dân Nghệ An bị thiệt hại vì nạn "bảo kê" máy gặt lúa thuê.

Theo thông tin từ Cơ quan Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho biết, cuối tháng 5 vừa qua, trên địa bàn huyện này từng nổi lên đối tượng Võ Văn Hoàng, một con nghiện chuyên ép các chủ máy gặt chi tiền “bảo kê” khi họ đưa máy vào vùng nông thôn này để gặt lúa thuê cho nông dân.

Cụ thể, khi biết anh Cao Văn Sửu (trú ở huyệnn Diễn Châu) đưa máy gặt lúa tới cánh đồng ở vùng quê này  thì bị Võ Văn Hoàng chặn đường bắt nộp tiền bảo kê. Hoàng yêu cầu, nếu anh Sửu thu 180.000 đồng/sào của người dân thì phải nộp tiền hoa hồng cho đối tượng là 40.000 đồng.

bao ke 6

 

Kết thúc mùa gặt, anh Sửu chỉ gặt được hơn 70 sào, đưa 3 triệu đồng nhưng Hoàng không chấp nhận. Cho rằng anh Sửu khai ít hơn con số thực tế, Hoàng đã dùng gậy đánh liên tiếp vào người anh Sửu.

1_99111 3

Đối tượng Võ Văn Hoàng đang bị truy nã.  

Anh Sửu phải quỳ lạy, van xin tha chết. Sau đó, Hoàng bắt nạn nhân phải nộp 16 triệu đồng kèm theo 1 triệu đồng mà đối tượng gọi là "tiền ngu".

Sợ mất mạng, anh Sửu buộc phải nạp đủ số tiền trên. Sau khi gây án xong, đối tượng Võ Văn Hoàng đã bỏ trốn.

Hiện Cơ quan CSĐT – Công an huyện Nghi Lộc đang  phát lệnh truy nã trên toàn quốc.

Một cán bộ ngành nông nghiệp Nghệ An cho biết: Nạn ép chủ máy gặt đóng tiền “bảo kê” này không chỉ xảy ra ở các huyện đồng bằng trung du mà còn lan ra cả các vùng bán sơn địa ở Nghệ An.

Mới đây, khi bước vào đầu mùa gặt lúa vụ hè thu, đối tượng Lê Văn Lý (32 tuổi) và Nguyễn Quang Cảnh (24 tuổi) cùng trú ở xã Hiến Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) đã soạn sẵn các hợp đồng “bảo kê” cho chủ máy gặt nếu muốn đến địa bàn gặt lúa thuê. Bản hợp đồng có nêu giá là 160 nghìn đồng/sào, trong đó tiền công “bảo kê” 30 nghìn đồng.

Đầu mùa gặt, bà Nguyễn Thị Lai, một người dân địa phương đã đưa hai máy gặt lúa của anh Hoàng Văn Thứ và  anh Hoàng Văn Minh (trú ở xã Việt Hùng, thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) vào gặt lúa thuê cho nông dân  huyện Đô Lương với giá thấp hơn các máy khác.

img-4088-1-1473094164452 4

 

img-4089-1-1473094428204 5

Bản cam kết thực hiện các định trong việc sử dụng máy gặt của chủ máy gặt với công an xã Bắc Thành, Yên Thành.

Thấy vậy, ngày 24/8, Lý và Cảnh kéo nhau đến nhà bà Nguyễn Thị Lai đe dọa, đánh anh Thứ và anh Minh. Đồng thời, hai đối tượng còn đưa ra bản hợp đồng đã soạn thảo sẵn để ép các chủ máy gặt phải ký vào. Do bị ép và sợ sau này xảy ra chuyện chẳng lành nên anh Thứ và anh Minh đã ký vào hợp đồng được soạn sẵn của hai đối tượng trên.

Video: Nạn bảo kê máy gặt lúa ở nông thôn

Sáng 28/8, bà Lai đưa máy gặt của anh Minh xuống cánh đồng làng gặt thuê thì Cảnh và Lý tiếp tục xuất hiện dọa thu 500 ngàn đồng. Nhận được thông tin về sự việc, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Đô Lương đã nhanh chóng vào cuộc. Lê Văn Lý và Nguyễn Quang Cảnh bị bắt giữ sau đó.

Riêng đối tượng Lê Văn Lý còn có tiền án chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đối tượng này vừa ra tù vào tháng 5/2017.

PHAN SÁNG
Bình luận
vtcnews.vn