Lời nguyền hơn nửa thế kỷ của World Cup

World Cup 2018Thứ Ba, 12/06/2018 10:53:00 +07:00

Lời nguyền World Cup đã đeo đuổi các nhà vô địch đằng đẵng hơn nửa thế kỷ năm qua.

Lịch sử World Cup mới chỉ có 2 nhà vô địch bảo vệ thành công danh hiệu là Italia và Brazil. Nhưng kể từ lần gần nhất Pele và các đồng đội giúp Selecao có lần thứ 2 liên tiếp vô dịch World Cup đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, chưa đội bóng nào lặp lại được điều tương tự. Nó trở thành lời nguyền khó phá của giải đấu số 1 hành tinh.

1966 - Brazil

Brazil năm 1966 không những không thể bảo vệ thành công ngô vô địch mà còn trở thành nhà vô địch đầu tiên trong lịch sử bị loại ngay từ vòng bảng của kỳ World Cup tiếp theo. Trước đó, Uruguay là nhà vô địch đầu tiên vắng mặt ở kỳ World Cup tiếp theo (tẩy chay World Cup tại Italia 1934).

Tại vòng bảng World Cup 1966, không ai có thể tưởng tượng nổi những Pele, Garrincha, Tostao lại bị loại sốc như vậy. Sau khi có trận mở mà thắng dễ dàng Bulgari 2-0, Brazil bất ngờ để thua Hungary 1-3 và rồi thua tiếp phiên bản châu Âu của mình là Bồ Đào Nha cũng với tỷ số 1-3.

Pele 6

Pele và Brazil tại World Cup 1966.  

1970 - Anh

Năm 1966, Anh lần đầu lên ngôi vô địch World Cup sau khi đánh bại Tây Đức 4-2 nhờ 2 pha lập công của Hurst trong hai hiệp phụ. 4 năm sau, Anh trở thành cựu vương khi bị chính Tây Đức của Beckenbauer loại ở tứ kết cũng bằng thời gian thi đấu của hiệp phụ. Điều đáng nói là Anh dẫn trước Đức 2-0 nhưng đến phút 68, Beckenbauer rút ngắn tỷ số xuống 1-2 và Seeler gỡ hòa 2-2 ở phút 82. Cuối cùng vào phút 108, Gerd Muller ấnh định chiến thắng 3-2 cho Tây Đức.

1974 – Brazil

Khi không còn Pele trong đội hình, Brazil từ đội bóng hùng mạnh nhất lịch sử World Cup với việc giành Cup Jules Rimet vĩnh viễn đã trở nên tầm thường. Họ vượt qua vòng bảng World Cup 1974 với vị trí thứ 2 chỉ nhờ hơn đội thứ 3 là Scotland đúng 1 bàn thắng trong hiệu số bàn thắng bại.

Ở vòng 2, khi tiếp tục thi đấu theo thể thức chia bảng đấu vòng tròn, lấy hai đội nhất bảng vào đá chung kết, Brazil lại đứng thứ 2 ở bảng đấu sau Hà Lan và chấp nhận thành cựu vương. Họ chơi trận tranh hạng Ba với Ba Lan và để thua 0-1.

1978 – Tây Đức

Tây Đức vượt qua vòng bảng thứ nhất của World Cup 1978 như chỉ đứng thứ 3 ở vòng bảng thứ 2 nên không có cơ hội bảo vệ chức vô địch. Năm này, Hà Lan có lần thứ 2 liên tiếp lọt vào chung kết World Cup nhưng cũng lần thứ 2 nhận thất bại. Lần này, họ thua chủ nhà Argentina 1-3 trong hiệp phụ.

DfVfjuSX4AA3VCq 5

 Tây Đức phơi áo ở vòng bảng thứ 2 tại World Cup 1978.

1982 – Argentina

World Cup 1982 số đội dự giải tăng lên 24 song thể thức thi đấu 2 vòng bảng vẫn được áp dụng. Cũng bởi vậy ở vòng bảng thứ 2 có 4 bảng và chỉ có 3 đội mỗi bảng. Argentina thành cựu vương khi về thứ 3 ở bảng C có Brazil và Italia.

1986 – Italia

World Cup 1986 FIFA bỏ thể thức thi đấu 2 vòng bảng để áp dụng thể thức knock-out từ vòng 1/16. Đương kim vô địch Italia bị loại ở vòng 1/16 này khi để thua Pháp của Platini 0-2.

1990 – Argentina

Maradona một mình đưa Argentina đến chức vô địch World Cup 1986 nhưng 4 năm sau, một mình Maradona là không đủ. Argentina cần tới thần may mắn song hành mới có thể vào tới trận chung kết nhờ hai chiến thắng trên châm 11m trước Nam Tư và Italia ở tứ kết và bán kết. Tuy nhiên, trong trận đấu cuối cùng, họ nhận thất bại 0-1 trước Đức.

Maradona 3

Maradona khóc sau trận chung kết World Cup 1990. 

1994 – Đức

Nhiều năm sau HLV Berti Vogts của đội tuyển Đức tiết lộ, đội tuyển Đức đến World Cup 1994 không phải là đội bóng thực sự. Sau khi vượt qua vòng bảng và đánh bại Bỉ 3-2 ở vòng 1/16, Đức của Lothar Herbert Matthaus đã bị Bulgaria của Stoichkov biến thành thành cựu khi để thua ngược 1-2.

1998 – Brazil

Cho đến giờ, sự việc "Người ngoài hành tinh" Ronaldo – niềm hy vọng số 1 của Brazil bỗng nhiên bất tỉnh nhân sự trước trận chung kết World Cup 1998 vẫn là một bí ẩn. Nó cũng là cái cớ để người ta cho rằng, Brazil với một Ronaldo vật vờ trên sân đã không còn là chính mình nên mới thua dễ chủ nhà Pháp 0-3.

2002 – Pháp

Năm 1966, Brazil trở thành nhà đương kim vô địch đầu tiên bị loại ngay từ vòng bảng của kỳ World Cup tiếp theo thì 36 năm sau, Pháp cũng “làm được” điều tương tự. Có điều, ở lần rời giải đấu này của đương kim vô địch Pháp đúng là thảm họa khi Zidane và các đồng đội không ghi nổi 1 bàn thắng. Họ thua Senegal 0-1, hòa Uruguay 0-0 và thua Đan Mạch 0-2.

Phap 4

Pháp trong trận thua sốc Senegal 0-1, khai mạc World Cup 2002. 

2006 – Brazil

4 năm trước Pháp rời Hàn Quốc với hai bàn tay trắng nhưng 4 năm sau ở Đức, họ vào tới trận chung kết. Trên hành trình vào chung kết, Pháp chính là đội biến Brazil thành cựu vương ở vòng tứ kết với bàn thắng duy nhất của Henry.

Ở trận đấu cuối cùng với Italia, Zidane dù ghi bàn mở tỷ số ngay phút thứ 7 song Materazzi đã đưa trận đấu trở lại vạch xuất phát ở phút 19. Cuối trận, Zidane tung thiết đầu công vào ngực Materazzi rồi nhận thẻ đỏ rời sân. Pháp sau đó thua Italia trên chấm luân lưu.

2010 – Italia

Italia trở thành nhà vô địch thứ 3 trong lịch sử World Cup không vượt qua vòng bảng của kỳ World Cup tiếp theo sau Brazil và Pháp. Azzurri tại Nam Phi 2010 chỉ giành được 2 điểm, xếp cuối bảng sau Paraguay, Slovakia và tân binh New Zealand.

Cách đây 4 năm, Italia tiếp tục không vượt qua vòng bảng và ở kỳ World Cup này còn tồi tệ tới mức không vượt qua vòng loại.

2014 - Tây Ban Nha

Tây Ban Nha cũng theo chân Italia về nước sau vòng bảng ở World Cup 2014 để trở thành nhà vô địch thứ 4 trong lịch sử không vượt qua vòng bảng của kỳ World Cup tiếp theo. Đội bóng xứ đấu bò để lại nỗi ê chề trên đất Brazil với trận thua 1-5 Hà Lan – đội bóng mà họ đánh bại để lên ngôi vô địch 4 năm trước và thua Chile 0-3.

Tay Ban Nha 7

Tây Ban Nha thua ê chề tại World Cup 2014. Iker Casillas phải vào lưới nhặt bóng tới 8 lần sau 2 trận.

2018?

Liệu số phận tương tự có chờ đợi thầy trò Joachim Low ở World Cup này, hay Mannschaft sẽ phá lời nguyền tồn tại 52 năm qua của World Cup?

Hà Thành
Bình luận
vtcnews.vn