Vụ hiệu trưởng mua dâm: Những nỗi đau khó nói thành lời

Pháp luậtThứ Hai, 01/02/2010 11:38:00 +07:00

Trong suốt 3 ngày xử vụ án "Hiệu trưởng mua dâm học trò" có ba người phụ nữ, lặng lẽ và đầy lo âu đứng chờ đợi bên ngoài phòng xét xử.

Trong suốt 3 ngày xử vụ án "Hiệu trưởng mua dâm học trò" có ba người phụ nữ, lặng lẽ và đầy lo âu đứng chờ đợi bên ngoài phòng xét xử.

Chúng nó vẫn là đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới

Chị Nguyễn Thị Thơm, mẹ của bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy, chỉ biết khóc ròng cay đắng: “Tôi đau đớn, xót

Nỗi đau khi xe chở người thân về trại tạm giam. 
xa và nhục nhã ê chề. Không dám đi đến đâu, vì chỗ nào cũng thấy người ta xôn xao bàn tán về chuyện cháu Thúy...”.

Bố của Thúy thở dài, kể: “Sáng 5/9, mấy anh công an đến nhà hỏi cháu. Lúc ấy, cháu đang đưa em đi ăn sáng. Khi cháu vừa về đến nhà, các anh công an chỉ bảo lên trụ sở công an huyện vì có vài chuyện liên quan cần làm rõ. Tôi cứ nghĩ, chắc cháu lại gây gổ đánh nhau cùng bạn bè nên bị các anh công an gọi đến nhắc nhở. Thời gian gần ngày bị bắt (khoảng tháng 9/2009),  Thúy mấy lần tham gia gây gổ, cãi lộn cùng bạn”.

Trưa muộn không thấy con về, lại nhận được cuộc điện thoại thông báo của một anh công an trong xã, chị Thơm, mẹ của Thuý vội vàng chạy lên huyện xem thực hư. Tới nơi, chị mới ngã ngửa khi được cơ quan điều tra thông tin.

Chị Thơm: "Tôi thà ăn trộm ăn cướp lấy tiền về nuôi con chứ chẳng bao giờ xúi con làm những việc trái luân thường ấy".
Khi Thúy bị cơ quan điều tra bắt giữ, những câu chuyện về cô học trò năm xưa trở thành tâm điểm bàn tán của cả phố huyện: Thúy là một cô gái ăn chơi đua đòi, có nhiều tiền, tự mua được xe máy đắt tiền, tự mua được cho mình 2 miếng đất ở giữa trung tâm thị trấn... Không ai nhắc đến một cô lớp trưởng nhanh nhẹn, hoạt bát và năng nổ, là tấm gương cho các bạn trong học tập và trong công tác đoàn – đội.

Chị Thơm cay đắng, kể: “Nếu có nghèo, có đói, chị thà ăn trộm ăn cướp lấy tiền về nuôi con chứ chẳng bao giờ xúi con làm những việc trái luân thường, vi phạm pháp luật như thế. Đau đớn hơn, đấy là những người làm thầy, những người được giao nhiệm vụ trồng người, lại đang tâm đưa các cháu vào vòng tội lỗi...”.

Chị Nguyễn Thị Huệ, mẹ của bị cáo Nguyễn Thị Hằng cũng đau đớn tới mức thất thần. Chị Huệ bảo: "Con Thúy, con Hằng vẫn còn là những đứa trẻ, ăn chưa no, lo chưa tới. Chúng nó vẫn xin tiền mẹ từng nghìn đồng một để trả tiền sửa lại cái gấu quần bò cho chủ tiệm may… Chị chẳng thể ngờ..."

Tôi là vợ anh ấy...

Không có sự bất hạnh nào giống sự bất hạnh nào để so sánh hay đưa

Bà Nguyễn Thị Toán với đôi mắt vô hồnm thẫn thờ ngoài phòng xử án.
lên bàn cân đo đong đếm. Bà Nguyễn Thị Toán, vợ của bị cáo Sầm Đức Xương, luôn lẳng lặng đứng chờ đợi bên ngoài phòng xét xử, đôi mắt thẫn thờ, vô hồn, lảng tránh cái nhìn của mọi người.

Bà không được vào phòng xử án để theo dõi diễn biến vụ việc. Lên gặp HĐXX để thắc mắc, bà nhận được câu trả lời: chồng bà không còn là đứa trẻ, nên không cần người giám hộ. Bà Toán phân trần: “Tôi là vợ của anh ấy, tôi phải được ở bên cạnh anh ấy những lúc như thế, để ít nhất cũng là chỗ dựa tinh thần…”.

Người phụ nữ bất hạnh ấy đã không còn nước mắt để khóc. Những giọt nước mắt, mà theo bản năng mềm yếu của người phụ nữ, đã gạn cằn kiệt trong suốt những ngày tháng qua, kể từ khi chồng chị (ông Sầm Đức Xương) bị bắt giữ, với tội danh động trời mà có lẽ, nếu đó không phải là sự thật, thì chẳng bao giờ chị dám nghĩ đến.

Ba người phụ nữ, ba tâm trạng, ba vị thế khác nhau nhưng họ gặp nhau ở một điểm: bất hạnh, đau đớn, day dứt và hy vọng người thân của mình vô tội.

Theo Vietnamnet

Bình luận
vtcnews.vn