Võ thuật Trung Quốc hàng ngàn năm qua phát triển thế nào?

Thế giớiThứ Bảy, 06/05/2017 10:56:00 +07:00

Trải qua hàng ngàn năm, võ thuật cổ truyền Trung Quốc có nhiều bước chuyển biến, từ các sát thủ thời phong khiến cổ cho đến xã hội đen hiện đại và cả những binh sỹ đặc nhiệm tinh nhuệ trong quân đội.

Trận thua thê thảm trong vòng 10 giây của bậc thầy Thái cực quyền Ngụy Lôi trước võ sỹ MMA Từ Hiểu Đông tuần trước đang khiến dự luận băn khoăn, liệu võ thuật cổ truyền Trung Quốc liệu có còn hữu dụng trong thực chiến, hay chỉ dành cho biểu diễn, mua vui.

Sự thất bại của Ngụy Lôi bị cộng đồng mạng chế giễu, gọi là sự nhục nhã, cảnh tỉnh về sức mạnh thực sự của võ cổ truyền Trung Quốc, dường như chỉ múa để tập thể dục chứ không thể thực chiến.

Hinh anh

 Võ sinh Thiếu Lâm Tự luyện tập.

Đến nay, võ cổ truyền Trung Quốc đã có lịch sử vào khoảng 2.000 năm, đóng góp rất nhiều vào nền văn hóa của quốc gia này. Từ các tác phẩm tiểu thuyết, văn học hay điện ảnh đều có sự ảnh hưởng không nhỏ của võ cổ truyền.

Trong các tác phẩm đó, những nhân vật được mô tả như anh hùng sẽ dùng những tuyệt chiêu võ học để giao đấu. Tuy nhiên, hơn 2.000 năm lịch sử, võ thuật Trung Quốc, hay còn gọi là kungfu dường như sinh ra để làm nhiều nhiệm vụ khác chứ không chỉ là chiến đấu đối kháng.

Sát thủ, ăn xin và mãi võ

Lịch sử võ thuật Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tần, từ khoảng 221-207 trước Công nguyên. Trong hàng trăm năm của tiều đại nhà Tần, nhiều quân vương và quý tộc đã thuê các sát thủ chuyên nghiệp để ám sát đối thủ hay phục vụ quá xâm chiếm lãnh thổ của kẻ thù.

Sau đó, một số vương gia giàu có sẽ đào tạo những đấu sỹ chuyên nghiệp, tham gia các giải đấu để giải trí, giống như ở Rome.

Hinh anh Con duong phat trien cua vo thuat Trung Quoc: Tu sat thu giet thue den linh dac nhiem

 Võ sinh Thiếu Lâm Tự.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng - SCMP, sau khi Tần Thủy Hoàng lên nắm quyền, ông và chính quyền đã tìm cách tiêu diệt tận gốc tầng lớp sát thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các kỹ năng của họ như nhào lộn, nhảy cao, nhảy xa vẫn được lưu truyền nhưng dưới hình thức nghệ thuật, khiêu vũ hoặc kịch.

Sau hàng trăm năm, các kỹ năng võ thuật Trung Quốc tiếp tục phát triển. Trong khoảng 750 năm giữa thời Nhà Đường (618-907) và Nhà Nguyên (1279-1368), các nhóm võ thuật kiếm tiền phát triển rầm rộ khắp Trung Quốc do kinh tế, thương mại phát triển mạnh mẽ.

Nhiều võ sư xuống đường kiếm tiền, họ biểu diễn các kỹ năng chiến đấu cũng như thách thức khán giả tham gia đấu đối kháng để tăng thu nhập.

Quân đội, xã hội đen và thể thao đỉnh cao

Từ thời phong kiến, cụ thể là Nhà Tống (960-1279), chính quyền đã tìm cách đào tạo võ thuật cho các binh sỹ nhằm tăng cường khả năng chiến đấu trước quân xâm lược. Trong khoảng thời gian này, những binh sỹ có khả năng chiến đấu tốt rất được trọng dụng và trở thành những lực lượng đặc biệt.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển, Trung Quốc cũng sáng tạo ra nhiều loại vũ khí, hỗ trợ cho các võ sỹ trong quá trình chiến đấu, tăng khả năng sát thương với đối phương.

Video: Cao thủ Thái cực quyền bị sõ sỹ MMA hạ trong 10 giây

Tuy nhiên, khi Nhà Nguyên và Nhà Thanh cai trị Trung Quốc, việc sử dụng vũ khí lại bị hạn chế, hình thức đối kháng tay không trở nên phổ biến trên khắp quốc gia này. Vì vậy, võ thuật có phần mai một và những cao thủ võ học dịch chuyển dần sang các băng nhóm xã hội đen để hoạt động chui.

Đến đầu thế kỷ 20, sau khi Nhà Thanh sụp đổ, võ thuật Trung Quốc lại nở rộ trở lại nhưng theo con đường thể thao. Năm 1936, đội tuyển võ thuật Trung Quốc tham gia biểu diễn tại Olympics Berlin. Sau đó, ngoài thể thao thành tích cao, người dân Trung Quốc còn luyện võ như một hình thức nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thi dành cho người luyện võ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các cuộc thi võ thuật bắt đầu chấm điểm thí sinh dựa trên màn trình diễn của họ hơn là sức mạnh tấn công.

Sau này, Trung Quốc sản sinh ra nhiều ngôi sao võ thuật, họ được đánh giá cao về khả năng chiến đấu, tuy nhiên, nổi trội hơn cả lại là các bộ phim về đề tài võ thuật Trung Quốc được Hollywood khai khác.

Những ngôi sao có thể kể đến trong vài thập kỷ gần đây như Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt, Chung Tử Đơn, Ngô Kinh..

Tùng Đinh (Nguồn: SCMP)
Bình luận
vtcnews.vn