Vì sao quanh đường ray chỉ toàn đá mà không phải bê tông, đường nhựa?

Thế giớiThứ Bảy, 18/02/2017 11:55:00 +07:00

Với các tuyến đường ray tàu hỏa, vật liệu được sử dụng rải xunh quanh là đá nhỏ chứ không phải đường nhựa nhay bê tông.

Nhiệm vụ đầu tiên của lớp đá nhỏ này là giữ cho đường tàu luôn ở nguyên vị trí, không bị trầy trượt.

Nếu để ý sẽ thấy rằng, nếu rải sỏi thì đường tàu rất dễ bị lệch khi có lực tác động vào, nếu xây bằng đất lại dễ bị lồi lõm, trong khi xây bê tông cốt thép lại không khả thi do khi trời nóng, thép dãn nở còn bê tông thì không, điều này sẽ khiến đường ray biến dạng.

Còn với những mảnh đá nhỏ, cứng và sắc nhọn, nó không dễ bị di chuyển khi đường tàu đi qua nhưng lại có thể linh động nếu đường sắt giãn nở.

1

Đường ray được rải đá

Nhiệm vụ thứ hai của lớp đá này là thoát nước. Vì có các cạnh sắc nhọn và kích thước nhỏ khá đều nhau nên chúng nằm đan vào nhau mà không tạo ra bề mặt phẳng hay kín mà sẽ tạo ra nhiều khe hở.

Việc này sẽ giúp thoát nước tức thì. Ngoài ra, vì việc rải đá giúp đường tàu nằm ở vị trí cao hơn mặt đất xung quanh nên nước sẽ không ngập qua đường tàu. Nếu đường tàu bị chìm ngập trong nước thì rất nguy hiểm bởi có thể khiến tàu trơn trượt và lái tàu không nhận diện được đường đi.

2

 Lớp đá giúp đường tàu cố định tại vị trí, giúp thoát nước và ngăn không cho cỏ mọc.

Một nhiệm vụ thứ 3 và có thể chẳng ai nghĩ tới là việc ngăn không cho cỏ mọc. Dễ thấy những nơi nào có nhiều cát sỏi hay đá thì cỏ đều không thể mọc lên nổi. Lớp sỏi dày trên đường sắt sẽ cách ly đất khỏi ánh nắng Mặt Trời, khiến cỏ khó tồn tại khi vừa thiếu nước vừa thiếu ánh nắng.

Vì vậy, lớp đá sắc nhọn đóng vai trò rất quan trọng với hệ thống đường ray

Nguyễn Ly (Nguồn: Wittyfeed)
Bình luận
vtcnews.vn