Vì sao ông Trump được quyền sa thải Giám đốc FBI?

Thế giớiThứ Tư, 10/05/2017 09:35:00 +07:00

James Comey là giám đốc thứ hai của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bị sa thải kể từ khi Mỹ thông qua đạo luật mới về bổ nhiệm và miễn nhiệm vị trí này từ năm 1968.

Hôm 9/5, Tổng thống Trump khiến không ít người ngỡ ngàng khi tuyên bố sa thải giám đốc FBI trong khi phải đến năm 2023, nhiệm kỳ của lãnh đạo Cục điều tra Liên bang Mỹ mới kết thúc.

“Tổng thống Donald J. Trump thông báo với Comey rằng ông ấy bị bãi nhiệm và phải rời khỏi văn phòng”, thư ký Nhà Trắng Sean Spicer nói trong một tuyên bố và cho biết quyết định này được Tổng thống Mỹ đưa ra dựa trên sự tham vấn của Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions và Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Rod Rosenstein.

Hinh anh

Ông James Comey là giám đốc thứ hai của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bị sa thải.

Đây được coi là thông tin chấn động bởi là lần thứ hai một giám đốc của FBI bị sa thải từ sau khi Mỹ thông qua các điều luật mới về bổ nhiệm và sa thải vị trí này từ năm 1968.

Lãnh đạo đầu tiên của Cục điều tra Liên bang Mỹ bị sa thải sau khi đạo luật này được thông qua là William S. Session, người được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm năm 1987 và sau đó bị Tổng thống Bill Clinton sa thải vào năm 1993.

Ông này bị buộc thôi chức sau hàng loạt loạt các cáo buộc vi phạm đạo đức bao gồm việc tham gia giao dịch gian dối để tránh trả thuế cho việc ông đi làm bằng một chiếc limousine của FBI, bắt chính phủ trả tiền cho việc thiết lập hàng rào an ninh quanh nhà ông dù ngôi nhà này không hề có hệ thống an ninh nào và sắp xếp còn sắp xếp các chuyến công tác đến những địa điểm giúp ông có thể gặp gỡ người thân.

Video: FBI bất ngờ chống lệnh Tổng thống Trump 

Theo Business Insider, từ năm 1968, vị trí giám đốc FBI sẽ do Tổng thống Mỹ chỉ định và được Thượng viện xác nhận. Tổng thống thêm vào đó cũng có quyền miễn nhiệm giám đốc Cục điều tra liên bang theo ý mình.

"Tổng thống có quyền sa thải bất kỳ ai trong nhánh hành pháp của mình, kể cả Giám đốc FBI", nhà báo Andrew McCarthy của tạp chí National Review và cũng là cựu chánh biện lý của quận nam New York cho hay.

Quốc hội cũng có thể loại bỏ vị trí này nếu đưa ra những cáo buộc chính đáng. Trong khi đó, theo điều Điều II của Hiến pháp, Thượng viện có thể bãi nhiệm bất kỳ viên chức dân sự nào nếu người này có hành động phản quốc hay nhận hối lộ và được 2/3 số phiếu đồng thuận.

Song Hy (Nguồn: Business Insider)
Bình luận
vtcnews.vn