Vì sao Nga không mặn mà với siêu vũ khí này dù cả thế giới thèm muốn?

Thế giớiThứ Năm, 27/07/2017 07:47:00 +07:00

Dù được mệnh danh là vũ khí đáng sợ nhất trên biển và niềm khao khát của nhiều quốc gia, tàu sân bay lại chưa phải vũ khí mà Nga muốn phát triển.

Thay vì tàu sân bay, Matxcơva dành nhiều mối quan tâm hơn tới các loại tàu ngầm, tàu chiến đa chức năng hay các loại máy bay chiến đấu và vũ khí tối tân được trang bị cho lực lượng tuần duyên như tên lửa tầm xa. 

Đây cũng là khung chiến lược được Nga đặt ra cho lực lượng hải quân nước này cho đến trước năm 2030. Tàu sân bay cũng có tên trong chiến lược này, nhưng lại không được đề cập chi tiết.

Từ năm 2000, hải quân Nga nhiều lần cầm lên, đặt xuống các đề xuất chế tạo hàng không mẫu hạm mới và cụ thể là dự án chế tạo tàu sân bay 23000E Shtorm được trình lên chính phủ vào năm 2015. 23000E Shtorm nếu được đóng mới sẽ thay thế cho tàu Đô đốc Kuznetsov, hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga hiện nay.

1042824844

 Mô hình dự án tàu sân bay 23000E 'Shtorm'.

Tuy nhiên, việc đóng mới một tàu sân bay vẫn gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều trong giới chuyên gia quân sự. Trong khi nhiều người khẳng định đây là việc cần thiết để Nga, quốc gia giáp với 2 đại dương và 2 vùng biển lớn khẳng định sức mạnh trên biển; số khác trong đó có chuyên gia quân sự Vladimir Tuchkov lại cho rằng Matxcơva tốt hơn là nên ưu tiên cho các mục tiêu chiến lược khác và cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết trước khi đóng mới phương tiện chiến đấu tốn kém như vậy.

"Nếu xét trên quan điểm chiến lược hải quân hiện đại, tính thích hợp của các tàu sân bay vẫn đang bị đặt câu hỏi ngay cả ở Mỹ, nơi sản sinh ra những tàu sân bay hiện đại nhất thế giới", ông Tuchkov nhận định. 

Để chứng minh cho luận điểm này, chuyên gia này đưa ra 3 luận điểm, thứ nhất, tàu sân bay vẫn có thể bị đánh chìm

"Một đội tàu sân bay thường di chuyển rất chậm chạp và có thể dễ nhận thấy chúng sẽ được triển khai tới khu vực nào để thực hiện nhiệm vụ gì.

Ngay cả những chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ cũng phải thừa nhận rằng các quốc gia có tiềm lực phát triển quân sự hùng mạnh như Nga và Trung Quốc vẫn có thể tấn công nhóm tàu sân bay bằng các lên lửa chống hạm hiện đại trước cả khi các tiêm kích trên các hàng không mẫu hạm này kịp cất cánh", nhà phân tích quân sự nhận định.

Matxcơva cũng sẽ có thể rơi vào tình trạng như vậy khi Washington đang nắm trong tay một loạt có tên lửa có thể tiêu diệt bất cứ siêu tàu sân bay nào của Nga. 

Video: Chiến cơ thổi kỹ thuật viên văng hàng chục mét trên tàu sân bay

Thứ 2, tên lửa hành trình hiệu quả hơn nhiều so với các tiêm kích trên tàu sân bay. Có một thực tế là tầm quan trọng của các tên lửa hành trình có độ chính xác cao với độ lệch mục tiêu chỉ còn khoảng từ 5-10 m được phóng từ tàu ngầm hay các chiến hạm đang ngày càng tăng, đặc biệt là khi tầm hoạt động của chúng vượt trội so với các tiêm kích được trang bị trên tàu sân bay. 

Cùng với đó, việc phóng tên lửa hành trình, đặc biệt là từ tàu ngầm sẽ làm giảm rủi ro bị tình báo đối phương phát hiện vì nó khá bí mật. 

1055802422

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ với đội tàu hộ tống hùng mạnh đi kèm. (Ảnh: AP)

Thứ 3, kế hoạch phát triển tàu sân bay rất phức tạp và đòi hỏi chi phí cao. Theo ông Tuchkov, nếu phát triển một tàu sân bay có trọng lượng 100.000 tấn như Shtorm, Nga sẽ phải bỏ ra khoảng 1.000 tỷ rub (khoảng 16,8 tỷ USD) chi phí nghiên cứu phát triển và thêm 100 tỉ rub (khoảng 1,6 tỉ USD) để thành lập đội tàu hộ tống đi kèm.

Đó là chưa tính tới chi phí mua mới và nâng cấp hệ thống cho các tiêm kích trên tàu. Bện cạnh đó, không thể không kể đến chi phí xây dựng cầu cảng và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đóng mới tàu sân bay.

Tất cả những con số cộng lại theo ước tính của chuyên gia quân sự người Nga sẽ rơi vào khoảng 2.000 tỷ rub (khoảng 33,6 tỷ USD), tức là gần bằng 1 nửa tổng ngân sách của quân đội Nga trong năm 2016 là 69,2 tỷ USD. 

Song Hy (Nguồn: Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn