Vì sao giá xăng trong nước tăng giảm bất tương xứng với thế giới?

Kinh tếThứ Ba, 09/01/2018 15:15:00 +07:00

Từ năm 2005 đến nay, giá xăng RON 95 đã tăng từ 5.600 đồng/lít lên 19.000 đồng/lít, tăng tới 4 lần giá trị, tuy nhiên, giá dầu thô chỉ tăng 1/4 giá trị, từ 40 USD/thùng lên 60 USD/thùng.

Năm 2005, giá dầu thô trên thị trường thế giới được giao dịch là 40 USD/thùng, trong khi đó, giá xăng RON 92 trong nước chỉ 5.600 đồng/lít. Giá xăng RON 92 trước thời điểm bị khải tử gần 19.000 đồng/lít, trong khi đó, giá dầu thô thế giới chỉ 60 USD/thùng.

Như vậy, giá dầu thô chỉ tăng 1/4 giá trị, song giá xăng RON 92 trong nước lại tăng tới gần 4 lần. Giải thích về hiện tượng này, Thạc sĩ kinh tế Hoàng Vân cho biết, rất khó có thể giải thích được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng – giảm không tương xứng giữa giá dầu thô thế giới và giá xăng trong nước.

Tuy nhiên, một số nguyên nhân ảnh hưởng đến giá xăng tăng trong giai đoạn 12 năm, từ năm 2005 cho đến cuối năm 2017 là: Giá dầu thô thế giới, lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, các chính sách thuế/phí thay đổi liên tục và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xăng dầu nước ngoài.

Tỷ giá ngoại tệ tăng tới 41%

Việc giao dịch nhập khẩu xăng dầu đều được tính bằng USD. Vì vậy, chính sách tỷ giá USD/VND có tác động trực tiếp lên giá cả xăng dầu trong nước.

Bên cạnh chính sách tỷ giá, thì rổ dự trữ ngoại hối, hàng hóa của Việt Nam cũng gây tác động không nhỏ đến giá cả xăng dầu trong nước.

photo1513757324740-1513757324740

Từ năm 2005 đến nay, giá xăng RON 95 đã tăng từ 5.600 đồng/lít lên 19.000 đồng/lít, tăng tới 4 lần giá trị, tuy nhiên, giá dầu thô chỉ tăng 1/4 từ 40 USD/thùng lên 60 USD/thùng. 

Cụ thể, năm 2005, 1 USD bằng 15.825 VNĐ (tỷ giá tháng 5/2005). Tuy nhiên, sang tới thời điểm 31/12/2017, tỷ giá hối đoái giữa USD/VNĐ là 22.425 đồng/USD, tăng khoảng 41%.

Tỷ lệ lạm phát sau 11 năm dừng lại ở mức 9,97%

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2016 là 9,97%.

Trong đó, từ năm 2007 – 2008, 2010 – 2011, chỉ số lạm phát (CPI) luôn đạt 2 con số. Cụ thể, lạm phát năm 2007 là 12,63%; năm 2008 cao kỷ lục lên tới 22,97%; năm 2010 là 11,75% và năm 2011 là 18,58%.

lam-phat-1

Tỷ lệ lạm phát sau 11 năm dừng lại ở mức 9,97% 

Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát trong những năm gần đây đang được kiểm soát dưới ngưỡng 5%. Cụ thể, CPI năm 2014 là 4,09%; năm 2015 thấp kỷ lục khi chỉ tăng 0,63%; năm 2016 là 4,47.

Hiện tại, Tổng Cục Thống kê chưa công bố CPI năm 2017, tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2017, CPI của Việt Nam chỉ tăng 1,52%. Nhiều khả năng, CPI của năm 2017 vẫn sẽ được kiểm soát ở ngưỡng dưới 5%.

Đây chính là lý do khiến giá xăng tăng chóng năm trong giai đoạn từ 2007 – 2011. Cụ thể, giá xăng RON 92 vào ngày 13/1/2007 là 10.100 đồng/lít, sang đến 23/2/2008 tăng lên 14.500 đồng/lít.

Ảnh hưởng từ giá dầu thô thế giới

Giá xăng RON 92 biến động rất mạnh vào năm 2008.

Vào ngày 21/7/2008, giá xăng RON 92 tăng lên 19.000 đồng/lít nhưng sau đó giảm dần xuống 11.000 đồng/lít vào tháng 11/2008. Nguyên nhân được nhận định là do giá dầu thế giới giảm mạnh vào cuối năm.

iran-oil-production-1476814237564 3

Giá dầu thô thế giới tăng - giảm thất thường. 

Vào năm 2009, giá xăng RON 92 đầu năm là 11.000 đồng/lít, cuối năm 2009 là 15,950 đồng/lít, CPI của năm 2009 là 6,88%.

Sang tới năm 2008, giá dầu vượt ngưỡng tâm lý 100 USD một thùng, do dự trữ dầu thô tại Mỹ đi xuống và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại.

Những tháng sau đó, giá còn tăng mạnh hơn khi USD mất giá so với các tiền tệ lớn trên thế giới, do phần lớn các hợp đồng mua bán dầu được thanh toán bằng USD. Đến ngày 11/7/2008, giá dầu đã lên kỷ lục 147 USD một thùng.

Giai đoạn từ 2008 – 2009, giá dầu giảm mạnh, mất gần 2/3, chạm 32 USD/thùng vào tháng 12/2008. Đây là thời điểm thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, xuất phát từ sự đổ vỡ cho vay dưới chuẩn tại Mỹ. Việc giảm sản xuất đã giúp giá dầu bật lên đầu năm 2009. Đến cuối tháng 6, giá lên trên 73 USD một thùng.

Giá xăng ROM 92 vào năm 2010 ổn định trong khoảng giá 16.000 – 16.500 đồng/lít. Cụ thể, giá xăng RON 92 ngày 14/1/2010 được điều chỉnh tăng thêm 500 đồng/lít so với cuối năm 2009, giá bán dừng lại ở mức 16.400 đồng/lít.

Sang năm 2011, giá xăng RON 92 có một cú nhạy vọt do CPI tăng rất mạnh. Cụ thể, giá xăng RON 92 vào ngày 24/2/2011 tăng vọt lên ngưỡng 19.300 đồng/lít, cao hơn 3.000 đồng/lít so với cùng kỳ năm 2010.

Đến 29/3/2011, giá xăng RON 92 tiếp tục tăng thêm 2.000 đồng và dừng lại ở ngưỡng 21.300 đồng/lít. Giá xăng RON 92 kết thúc năm 2011 ở ngưỡng 20.800 đồng/lít.

Trong giai đoạn từ năm 2011 – đầu năm 2015, giá xăng RON 92 tăng từ 21.000 đồng/lít lên 25.640 đồng/lít (7/7/2014). Cá biệt, giá xăng RON 92 vào ngày 7/7/2014 cao kỷ lục và được niêm yết là 25.640 đồng/lít.

Nguyên nhân được nhận định là do giá xăng thế giới thay đổi liên tục. Cụ thể, năm 2012, Libya ngừng sản xuất do nội chiến đã đẩy giá tăng 35% chỉ trong 3 tháng đầu năm, lên 127 USD một thùng. Mức giá đỉnh thứ 2 được thiết lập vào tháng 2/2012, sau khi châu Âu áp đặt hàng loạt lệnh cấm vận thương mại lên dầu thô của Iran.

Nhờ các biện pháp kiềm chế lạm phát, giai đoạn nửa cuối năm 2015 cho đến nay, giá xăng có xu hướng giảm nhiệt và không tăng cao giống như giai đoạn từ 2007 – 2011. Kết thúc năm 2017, cũng chính là thời điểm khai tử xăng RON 92, giá xăng nằm lại ở ngưỡng 18.580 đồng/lít.

Cõng thêm nhiều khoản thuế/phí

Mặc dù giá dầu thô trong năm 2008 giảm rất mạnh từ 100 USD/thùng vào đầu năm 2008 xuống còn 32 USD/thùng vào cuối năm nhưng giá xăng RON 92 trong năm 2008 giảm từ 19.000 đồng/lít xuống còn 11.000 đồng/lít là chưa tương xứng.

26695764_1627052744007353_2062877160_o 4

Đến năm 2016 - 2017, mỗi lít xăng RON 92 tại Việt Nam phải chịu tới 41,5%

Bởi lẽ, giá xăng khi nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2008 phải cõng tới 7 loại thuế, phí, bao gồm: 4 thuế (tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, giá trị gia tăng, môi trường), 3 phí (chi phí định mức, lợi nhuận định mức, trích quỹ bình ổn).

Đến giai đoạn 2016 - 2017, mỗi lít xăng RON 92 tại Việt Nam phải chịu tới 41,5% các khoản thuế, phí bao gồm: Thuế nhập khẩu (thuế bình quân gia quyền) là 16,22%, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%), thuế VAT (10%), thuế bảo vệ môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn.

Mặc dù giá xăng sẽ giảm thuế trong năm 2018 để tiến tới giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ thị trường ASEAN theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN cũng về mức 0% vào năm 2014 nhưng các dự thảo, đề xuất mới đây của Bộ Tài chính sẽ không làm giảm giá xăng dầu trong nước là bao nhiêu.

 Video: Giá xăng sẽ tiếp tục tăng lần thứ 6 liên tiếp?

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn