Vì sao dân Trung Quốc 'cố sống cố chết' hồi hương ăn Tết?

Thế giớiThứ Bảy, 06/02/2016 01:00:00 +07:00

Tết Nguyên đán, Trung Quốc lại chứng kiến cuộc 'đại di cư' với hàng tỷ chuyến đi đưa trăm triệu người về quê ăn Tết và ai cũng chấp nhận khổ sở, vất vả.

(VTC News) - Cứ mỗi độ Tết Nguyên đán, Trung Quốc lại chứng kiến cuộc 'đại di cư' với hàng tỷ chuyến đi đưa trăm triệu người về quê ăn Tết.

Đối với hàng triệu người Trung Quốc, về quê ăn Tết là một tập quán không thể thay đổi, họ có thể đưa mình vượt giới hạn của sự kiên nhẫn nhưng không bao giờ bỏ cuộc, tất cả vì mục tiêu cuối cùng và đoàn tụ với gia đình.

Tàu hỏa, xe khách, máy bay, xe bus hay cả xe máy, là những phương tiện mà người Trung Quốc sử dụng để về quê, sum họp mỗi dịp năm mới và để về bên người thân đôi khi họ phải trải qua những cuộc chiến thực sự.
Khổ sở, vất vả tìm đường về quê đón Tết ở Trung Quốc
Khổ sở, vất vả tìm đường về quê đón Tết ở Trung Quốc 
Có những người chỉ ngồi im một chỗ trong 20 giờ, đối mặt với nạn móc túi hay đơn giản chỉ là xếp hàng cũng đủ khiến nhiều người nước ngoài cảm thấy ngao ngán, nhưng với những người cả năm tha hương thì điều đó chẳng là gì.

Cả Trung Quốc như trở thành một đám đông khổng lồ và hình ảnh hàng ngàn người chen chúc ở các bến tàu, xe dường như không khiến người dân ở đây cảm thấy có gì đáng ngạc nhiên.

Một trong những địa điểm chứng kiến cảnh chen lấn, đông đúc nhiều nhất trong những ngày này ở Trung Quốc là nhà nhà ga Quảng Châu.

'Bát bánh bao'

Vào giờ cao điểm, có lúc 100.000 người bị nhồi nhét đến kẹt cứng ở quảng trường phía trước nhà ga, tràn ra những con đường phụ.

Một người đàn ông nói: "Chúng tôi như những chiếc bánh bao bị nhét trong bát". Anh ta phải chờ ít nhất 3 giờ để làm thủ tục an ninh trước khi có thể lên tàu rồi đợi tiếp 8 tiếng nữa để về đến quê nhà.
100.000 người chen chúc bên ngoài nhà ga Quảng Đông
100.000 người chen chúc bên ngoài nhà ga Quảng Đông 

Những phụ nữ thì yếu đuối hơn: "Tôi cảm thấy mệt mỏi. Nhưng nghĩ đến việc về với cha mẹ, tôi thấy ấm áp và chỉ muốn sớm được đoàn tụ".

Những hình ảnh chen lấn, đông đúc ở các bến tàu, xe cho thấy một bức tranh ảm đạm về hiệu quả của quá trình phục hồi ngành đường sắt, thể hiện sự hỗn loạn và chậm trễ.

Nhà ga Quảng Châu đã điều động thêm đến 1.000 cảnh sát để làm nhiệm vụ nhưng dường như con số này còn quá ít ỏi so với những vấn đề cần giải quyết.

Vé một chiều

Theo BBC, năm nay, nhiều người lao động nhập cư - chiếm phần đông trong những người về quê ăn Tết - lựa chọn vé một chiều, chỉ để về nhà.

Quang cảnh nền công nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, nhiều nhà máy bắt đầu được chuyển sang các quốc gia khác có giá nhân công rẻ hơn, ngoài ra, nhiều người lao động bắt đầu nhìn thấy tiềm năng việc làm ở những khu vực gần nhà.

Vì thế, nhiều người đã sửa soạn đồ đạc để chỉ còn phải khổ sở một lần nữa trước khi về hẳn quê mưu sinh.
Năm 2016, 2.91 tỷ chuyến đi được thực hiện dịp Tết nguyên đán đưa người Trung Quốc từ các nơi về quê ăn Tết
Năm 2016, 2.91 tỷ chuyến đi được thực hiện dịp Tết nguyên đán đưa người Trung Quốc từ các nơi về quê ăn Tết 
Sự thay đổi về nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến trong cuộc 'đại di cư' hàng năm của Trung Quốc, trong đó, số người về quê ăn Tết trong dịp nghỉ năm 2015 đã giảm gần 6 triệu so với năm trước.

Xu Xifei và Wu Jianying đã 10 năm làm lao động nhập cư, đa phần là ở tỉnh Quảng Đông trong khi con cái của họ vẫn ở quê.

Hiện nay, các nhà máy giày nơi 2 người làm việc đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt cùng với chi phí sinh hoạt tăng mạnh, họ đang ngày càng khó kiếm sống.

Họ nói rằng đã làm việc chăm chỉ, đã có một giấc mơ nhưng dường như tất cả đều chưa thành hiện thực. Điều đó, có lẽ sẽ dẫn đến những quyết định mới trong tương lai và rất có thể Xu và Wu sẽ không còn tha hương kiếm sống nữa.

Theo BBC, những cuộc di cư của Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn rằng, những dòng người hồi hương sẽ tồn tại mãi trong tương lai với bối cảnh kinh tế hiện nay.

Tùng Đinh (theo BBC)
Bình luận
vtcnews.vn