Venezuela: Vì sao mỏ dầu lớn bậc nhất thế giới lại phải nhập dầu?

Kinh tếThứ Tư, 03/05/2017 14:03:00 +07:00

Từng nằm trong top các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, vậy mà trong ba năm trở lại đây, Venezuela đang phải đi nhập khẩu mặt hàng này bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới nền công nghiệp dầu mỏ của quốc gia này và cả thế giới.

Kể từ năm ngoái, tình hình chính trị và kinh tế ở Venezuela đang ở trong tình trạng bất ổn trầm trọng. Nguyên nhân của việc này là do giá dầu tiếp tục duy trì ở mức thấp trong khi quốc gia này sống chủ yếu dựa vào khai thác và buôn bán dầu khí.

Căng thẳng giữa các tầng lớp xã hội, đảng phái gia tăng dẫn đến những cuộc biểu tình bạo lực xảy ra ở khắp nơi trên cả nước. Và mục đích duy nhất là lật đổ chế độ của Tổng thống Nicolas Maduro, người kế nhiệm của cố Tổng thống Hugo Chavez.

Những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất đó chính là người dân ở đây. Họ phải sống trong cảnh thiếu thốn về lương thực, đối mặt với nguy cơ mất việc, an ninh tồi tệ… Và cách lựa chọn duy nhất của họ là rời khỏi đất nước.

Hinh anh Khung hoang o Venezuela va thi truong dau mo the gioi

Venezuela, thị trường dầu mỏ Venezuela và thị trường dầu mỏ thế giới đang khủng hoảng nặng nề.

Theo Patricia Andrade, nhà hoạt động xã hội người Venezuela thì từ cách đây hai năm, đã có hàng trăm người xin tị nạn chính trị ở Mỹ và cộng đồng người Venezuela ở miền Nam Florida đã tăng lên đáng kể. Nhưng hiện nay, con số đó đã tăng lên hàng chục lần. Tính đến năm ngoái, đã có gần 20.000 đơn xin tị nạn chính trị được gửi đi Mỹ, vượt cả số người xin tị nạn ở Trung Quốc là 17.000.

Cũng phải hiểu rằng, Venezuela từ xưa đã là một quốc gia giàu có bởi trữ lượng dầu mỏ cực lớn. Đây là nơi tập trung của nhiều tập đoàn, công ty lớn của thế giới đặc biệt là Mỹ. Tuy số người có tiền không nhiều nhưng họ lại nắm giữ gần như toàn bộ chính quyền ở đây.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát ở Venezuela, sản lượng xuất khẩu dầu thô đã giảm đi đáng kể. Phải nhớ rằng, xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu chính của quốc gia này, từ năm 2001 đến cuối năm 2015, nền công nghiệp dầu mỏ đã đóng góp hơn 250 nghìn triệu USD vào nhiều chương trình xã hội khác nhau, trong đó nhiều nhất là nhập khẩu lương thực và giáo dục, y tế.

Theo thông tin từ OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới), hiện nay Venezuela chỉ có thể sản xuất được 2,3 triệu thùng dầu thô hàng ngày, thấp hơn nhiều so với 3,2 triệu thùng vào năm 2000. Quốc gia này có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai thế giới: 296.501 triệu thùng, chỉ sau tiểu Vương quốc các nước Ả Rập.

Trước đây, Mỹ là quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất từ quốc gia Trung Mỹ này nhưng từ đầu năm 2016, Mỹ đã phải bán hơn 50.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất trong 13 năm qua ở quốc gia này là do đâu?

Theo các chuyên gia kinh tế và dầu mỏ, có ba nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này. Thứ nhất là sự đầu tư chưa đầy đủ của chính phủ, thứ hai là tình trạng tham nhũng đã ăn sâu, trình độ quản lý kém cỏi, thứ ba là nạn lạm phát tăng nhanh chóng mặt, hơn 500%.

Và cuối cùng là Venezuela đang rất thiếu ngoại tệ, điều này xảy ra bởi dầu thô ở đây quá nặng, rất khó để chế biến do đó quốc gia này phải nhập một loại dầu thô khác từ Mỹ, Nigeria với giá cao trong khi sản lượng xuất khẩu lại cực kỳ thấp.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia của Venezuela (PVDSA) trong năm nay sẽ phải trả nhiều khoản nợ khổng lồ lên tới hàng tỷ USD mà có nhiều ý kiến cho rằng việc trả nợ là hoàn toàn không thể hoặc phải mất nhiều năm.

Và để giải quyết được các vấn đề trên là cả một quá trình rất lâu dài và rất khó.

Theo nhận định của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), cuộc khủng hoảng của quốc gia này còn trầm trọng hơn vào năm 2017, GDP sẽ giảm 10% so với dự báo là 8%, lạm phát sẽ tăng tới 700%, nhiều hơn so với dự tính là 500%.

Cũng theo Trung tâm Chính sách năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia (Mỹ) thì tình trạng hiện tại của Venezuela sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường dầu khí thế giới năm nay.

Mới chỉ cách đây hai năm, giá dầu thế giới đạt ngưỡng 110 USD/thùng. Còn hiện tại, giá dầu chỉ đạt 45USD/thùng. Nguyên nhân của việc này là việc có quá nhiều nguồn cung trên toàn cầu, ranh giới giữa tình trạng thừa cung và thiếu cung là rất mong manh và Venezuela hoàn toàn có thể đảo chiều vấn đề này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lạc quan cho rằng tình hình này của Venezuela mới chỉ dừng ở mức báo động chứ chưa chạm đến thị trường dầu mỏ thế giới.

Do đó, cuộc khủng hoảng của quốc gia Nam Mỹ này hiện tại vẫn chưa ảnh hưởng tới nền công nghiệp dầu của thế giới và với sự trợ giúp của các quỹ bình ổn quốc tế thì tình trạng hiện tại sẽ được cải thiện.

Video: Siêu lạm phát, người dân Venezuela dùng cân đếm tiền

Phong Sơn
Bình luận
vtcnews.vn