Uống rượu bị đỏ mặt có vô hại như bạn vẫn nghĩ?

Đời sốngThứ Năm, 23/11/2017 13:00:00 +07:00

Nhiều người cho rằng, đỏ mặt sau khi uống rượu bia là hiện tượng bình thường và không có gì quá nghiêm trọng; tuy nhiên, điều đó có thật sự chính xác không?

Vì sao khi uống rượu bia chúng ta hay bị đỏ mặt?

Để giải thích cho điều này, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở cácc quốc gia. Như nghiên cứu ở Đài Loan cho biết, dấu hiệu đỏ mặt xuất hiện ở 1/3 dân số thế giới. Còn tại Hàn Quốc, khi tiến hành khảo sát trên 1.763 người đàn ông thì có tới 527 người bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia.

Giải thích hiện tượng này, các chuyên gia cho hay, đỏ mặt sau khi sử dụng rượu bia là dấu hiệu thiếu hụt các enzyme chuyển hóa tại gan, khiến gan yếu, không đủ khả năng đào thải hết chất độc trong rượu. Cùng với các kết quả nghiên cứu, chuyên gia cũng cảnh báo những người hay đỏ mặt có nguy cơ mắc các bệnh như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… cao hơn rất nhiều so với những người không gặp tình trạng này.

Trong rượu bia con người uống vào hàng ngày có chứa ethanol. 90% chất này sẽ được chuyển hóa tại gan thành acetaldehyde nhờ enzym gan (ADH). Sau đó, enzym ALDH2 tiếp tục chuyển hóa Acetaldehyde thành Acetate - một chất không độc với cơ thể. 

Với những người có phản ứng đỏ mặt, do cơ thể không tiết đủ enzyme chuyển hóa nên Acetaldehyde không đươc  chuyển hóa thành Acetate mà tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng nóng bừng, đỏ mặt, ói mửa, nhịp tim đập nhanh…

Đó là biểu hiện bên ngoài, còn bên trong, Acetaldehyde quá nhiều sẽ gắn vào màng tế bào gây rối loạn chuyển hóa, tổn thương tế bào, gây viêm, kích hoạt miễn dịch. Từ đó gây nên một loạt bệnh như xơ gan, viêm gan, hình thành tế bào gan ác tính.

Đỏ mặt còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác

Nếu bị thiếu hụt enzyme chuyển hóa, người uống rượu bia không chỉ gặp hiện tượng đỏ mặt thông thường mà con đối mặt với nhiều nguy hiểm về sức khỏe khác.

Bệnh huyết áp cao

Những người đỏ mặt sau khi uống rượu có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao gấp 3 lần so với người không gặp hiện tượng này. Huyết áp cao do uống rượu lại gây nên bên tim và đột quỵ vì chúng có thể kéo dãn các mạch máu.

Viêm gan, xơ gan

Do 90% ethanol được lọc tại gan nên đây là bộ phận bị tác động nhiều nhất. Càng uống nhiều rượu thì càng gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu thường gặp của bệnh là đau bụng, mệt mỏi, sưng khớp, buồn nôn, suy kiệt cơ thể….

 Ung thư thực quản

Giáo sư Philip J. Brooks thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ đã khuyến cáo, người uống rượu bị đỏ mặt có nguy cơ mắc ung thư thực quản. Đặc biệt là những người uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.

Những lưu ý cần thiết sau khi uống rượu

Thực tế, không chỉ riêng những người đỏ mặt mà ở tất cả mọi người, nếu dùng rượu bia thường xuyên cũng sẽ gặp phải những tác hại nghiêm trọng. Vì vậy, để việc vui vẻ với bạn bè không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mọi người cần lưu ý một số nguyên tắc sau.

-Không nên uống nhiều rượu: Một ngày chỉ nên uống từ 1 – 3 đơn vị cồn/ngày (tương đương 330ml) kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Nữ giới chỉ nên uống 14 đơn vị/tuần và không nên uống liên tục cùng 1 lúc.

- Không tắm sau khi uống rượu: dễ dẫn đến hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt gây đột quỵ, tim mạch.

Video: Vì sao lại đỏ mặt khi uống rượu?

- Không uống rượu khi đói: Khi đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, kết hợp với chất cồn trong rượu bia làm cơ thể có cảm giác nôn nao, khó chịu.

- Không dùng trà sau khi uống rượu: thành phần tannin trong trà có thể kích thích quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày.

- Thăm khám sức khỏe thường xuyên, ít nhất 1-2 lần/năm để chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh lý tổn thương gan và điều trị hiệu quả.

Cô Tấm
Bình luận
vtcnews.vn