Ung thư giai đoạn cuối: Sống sót nhờ liệu pháp điều trị mới

Sức khỏeThứ Năm, 18/02/2016 06:55:00 +07:00

Theo các kết quả nghiên cứu, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã có các dấu hiệu suy giảm bệnh lý sau khi áp dụng liệu pháp T-Cell.

(VTC News) - Theo các kết quả nghiên cứu, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã có các dấu hiệu suy giảm bệnh lý sau khi áp dụng liệu pháp T-Cell.
Ngày 15/02 vừa qua, một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư đã có bước ngoặt mới. Một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ) cho thấy, liệu pháp tế bào T (T-Cell) mới đã đem lại hiệu quả điều trị đáng kinh ngạc đến mức nhiều phương pháp khác đã "bó tay" nhưng liệu pháp này vẫn tỏ ra có tác dụng vượt ngoài mong đợi.
Liệu pháp T-Cells là một đột phá cách mạng trong điều trị ung thư. Ảnh internet
Liệu pháp T-Cells là một đột phá cách mạng trong điều trị ung thư. Ảnh internet

Năm ngoái, em bé người Anh tên là Layla Richards trở thành một trong những người đầu tiên trên thế giới điều trị bằng liệu pháp T-Cell và đã cho kết quả đáng kinh ngạc, đánh dấu những bước đi đầu tiên của liệu pháp này.

Theo Foxnews, 94% bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp thể lympho (Acute lymphoblastic leukemia - ALL) - một dạng ung thư máu - đã không còn các triệu chứng bệnh tật sau khi được điều trị bằng liệu pháp T-Cell.

Trong một nghiên cứu khác, 80% bệnh nhân  bị u lympho không Hodgkin (non-Hodgkin's lymphoma) cũng cho kết quả điều trị rất tích cực khi hơn một nửa số bệnh  nhân đã hồi phục sức khỏe.
Các bước tiến hành liệu pháp T-Cell. Ảnh Daily Mail
Các bước tiến hành liệu pháp T-Cell. Ảnh Daily Mail 

Liệu pháp điều trị được tiến hành theo cách tách cách tế bào T khỏi cơ thể người bệnh, gắn thêm vào chúng các phân tử thụ thể có khả năng tìm các tế bào ung thư, sau đó truyền trở lại cơ thể người bệnh. Các phân tử thụ thể được gắn vào được gọi là các thụ thể kháng nguyên hay Cars được lấy từ loài chuột đã biến đổi gen.

Khi gắn vào tế bào T, các phân tử Cars sẽ làm giảm khả năng lẩn trốn của các tế bào ung thư để bảo vệ cơ thể trước hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người. Việc tái lập trình hệ thống miễn dịch thường được xem là sự lựa chọn cuối cùng do những tác dụng phụ nguy hiểm của nó. 
Các tế bào T được gắn thêm các phân tử Cars có khả năng tìm các tế bào ung thư.
Các tế bào T được gắn thêm các phân tử Cars có khả năng tìm các tế bào ung thư. Ảnh internet 
Các nhà nghiên cứu cho biết, 7 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp thể lympho đang cần phải chăm sóc đực biệt vì phải chịu một phản ứng miễn dịch và 2 trong số bệnh nhân đã chết.
Theo Daily Mail, giáo sư Riddell cho biết: " Đó là những bệnh nhân đã thất bại với mọi phương pháp. Hầu hết các bệnh nhân trong thử nghiệm của chúng tôi dự kiến chỉ còn sống được 2-5 tháng nữa. Điều này thật đặc biệt. Thực lòng mà nói, đây là điều chưa từng có trong giới y học, khi mà tỷ lệ phản ứng lại cao đến như vậy ở những bệnh nhân đã bị nặng đến thế."
Các tế bào ung thư sau khi bị phá hủy bằng liệu pháp T-Cell. Ảnh Daily Mail
Các tế bào ung thư sau khi bị phá hủy bằng liệu pháp T-Cell. Ảnh Daily Mail 

Việc điều trị luôn có những thách thức riêng của nó, bao gồm cả những tác dụng phụ nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Đến nay, liệu pháp T-Cell được cho là có hiệu quả hơn với các loại ung thư "chất lỏng" như ung thư máu hay tủy xương, chứ không phải là tuyến tiền liệt, ngực và các khối u khác. Vì việc đưa các tế bào T vào sâu bên trong các khối u "rắn" sẽ rất khó khăn. Chi phí điều trị cũng là một vấn đề và việc điều trị cho mỗi bệnh nhân là không giống nhau.

Hà Phương (Dailymail)
Bình luận
vtcnews.vn