Tuyển Việt Nam: Thực lực phải hơn tinh thần

Thể thaoThứ Ba, 06/12/2016 08:40:00 +07:00

Cứ mỗi khi Đội tuyển Việt Nam gặp bất lợi, người ta lại tập trung nói về tinh thần chiến đấu, cứ như thể đó là thứ “đặc sản” của chúng ta mà người khác không có.

1. Tất nhiên, trong hơn 20 năm qua, “vũ khí” ấy đem đến không ít thành công, tiêu biểu như trận hòa trên sân Mỹ Đình tháng 12-2008 để đem về danh hiệu vô địch đầu tiên, hoặc các lần chúng ta kiên cường trước sức ép khi đá trên sân khách, khi hoàn cảnh buộc chúng ta “thắng hay là chết”.

CĐV Việt Nam hy vọng sẽ có tin vui tại sân Mỹ Đình. Ảnh: Quang Minh 

Nhưng ngược lại, yếu tố tinh thần cũng là thứ điểm yếu khiến đội tuyển áo đỏ luôn để thua trong các trận đấu cần phải chứng tỏ mình. Theo thống kê, trong khuôn khổ AFF Cup/Tiger Cup thì chỉ mới có đúng 1 lần Việt Nam tận dụng tốt lợi thế sân nhà để chiến thắng đối thủ tại vòng đấu knock-out, đó là trận thắng 3-0 trước Thái Lan ở Tiger Cup 1998.

Trong khi đó, chúng ta để thua Singapore trận chung kết năm đó, hòa và thua ở các trận bán kết AFF Cup 2007, 2008, 2010, 2014. Thậm chí, trận lượt về chung kết 2008 chúng ta cũng chỉ tìm được một trận hòa và vô địch nhờ chiến thắng ở Bangkok.

Đấy là chưa kể, Việt Nam từng bị Indonesia loại ở vòng đấu bảng 2004 trong lần đầu tiên đăng cai AFF Cup từ sau năm 1998. Và tất nhiên không thể không nhắc đến trận chung kết SEA Games 2003 đầy nước mắt ngay tại Mỹ Đình.

Đội tuyển nào sẽ vô địch AFF Suzuki Cup 2016?

2. Những con số không biết nói dối dù thống kê cũng chỉ là để tham khảo. Một đội bóng mà không đủ khả năng tận dụng ưu thế sân nhà để chiến thắng tức là khả năng chịu áp lực không tốt, thì khó gọi là đội bóng mạnh về tinh thần.

cong-vinh

Công Vinh sẽ chia tay đội tuyển Việt Nam sau AFF Cup 2016?

Tức là thay vì nhân đôi sức mạnh, lại trở nên chịu thua thiệt hơn cả đối thủ. Vậy nên, hô hào phát huy tinh thần chiến đấu đối với đội tuyển Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể là trận bán kết lượt về ngày mai, là không nên.

Càng không nên dựa vào yếu tố tinh thần khi chúng ta có một mục tiêu cụ thể, không quá khó để thực hiện. Tỷ số 1-2 ở lượt đi chưa nói lên điều gì cả, cơ hội cho 2 đội vẫn là 50-50. Vậy thì hà cớ gì phải hô hào sức mạnh tinh thần khi trên thực tế, Việt Nam vẫn đang nhỉnh hơn Indonesia về các đánh giá tương quan.

Clip: Cổ động viên Indonesia ăn mừng sau chiến thắng trước Việt Nam

Nói đúng hơn, cái cần phát huy lúc này là yếu tố chuyên môn, là sự tập trung, là tỉnh táo, là đá bóng bằng cái đầu lạnh hơn là bằng trái tim nóng. Indonesia đến sân Mỹ Đình không phải để thủ hòa bởi họ biết rất rõ chỉ cần thắng 1-0 là Việt Nam sẽ vào chung kết.

Ngược lại, vấn đề của Việt Nam không phải là tránh để thủng lưới (bất khả thi) mà là tìm cách ghi bàn trước, càng nhiều bàn càng tốt. Những chi tiết đó đều phụ thuộc vào tính toán chiến thuật, là sự đấu trí của 2 HLV và bản lĩnh của các cầu thủ. Đó là vấn đề thuần túy chuyên môn và khả năng chuẩn bị và trình độ tiếp cận trận đấu của 2 đội.

Còn nói về tinh thần, thì hãy tin rằng các cầu thủ của chúng ta đã có sẵn 4 vạn người mặc áo đỏ biến Mỹ Đình thành một chảo lửa của niềm tin chiến thắng. Chừng đó chưa đủ hay sao?

(Nguồn: sggp.org.vn)
Bình luận
vtcnews.vn